Nhiệm kỳ Chính phủ dài hơn nhiệm kỳ Quốc hội có đúng không? Cơ cấu tổ chức của Chính phủ Việt Nam là gì? Chính phủ có bao nhiêu bộ và cơ quan ngang bộ?

Nhiệm kỳ của chính phủ dài hơn nhiệm kỳ Quốc hội? Cơ cấu tổ chức của Chính phủ Việt Nam là gì? Chính phủ có bao nhiêu bộ và cơ quan ngang bộ? - Câu hỏi của anh Hoàng Khánh Đăng đến từ Đồng Tháp

Nhiệm kỳ Chính phủ dài hơn nhiệm kỳ Quốc hội đúng không?

Theo Điều 1 Luật Tổ chức Chính phủ 2015 thì Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội.

Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.

Căn cứ vào Điều 3 Luật Tổ chức Chính phủ 2015 quy định về nhiệm kỳ Chính phủ như sau:

Nhiệm kỳ của Chính phủ
Nhiệm kỳ của Chính phủ theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Chính phủ tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khóa mới thành lập Chính phủ.

Theo Điều 2 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 quy định về nhiệm kỳ của Quốc hội như sau:

Nhiệm kỳ Quốc hội
1. Nhiệm kỳ của mỗi khóa Quốc hội là 05 năm, kể từ ngày khai mạc kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa đó đến ngày khai mạc kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khoá sau.
2. Sáu mươi ngày trước khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Quốc hội khoá mới phải được bầu xong.
3. Trong trường hợp đặc biệt, nếu được ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành thì Quốc hội quyết định rút ngắn hoặc kéo dài nhiệm kỳ của mình theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Việc kéo dài nhiệm kỳ của một khóa Quốc hội không được quá 12 tháng, trừ trường hợp có chiến tranh.

Như vậy, nhiệm kỳ Chính phủ theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Nhưng khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Chính phủ tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khóa mới thành lập Chính phủ.

Chính phủ Việt Nam

Chính phủ Việt Nam (Hình từ Internet)

Cơ cấu tổ chức của Chính phủ Việt Nam là gì? Chính phủ có bao nhiêu bộ và cơ quan ngang bộ?

Căn cứ vào Điều 2 Luật Tổ chức Chính phủ 2015 quy định về cơ cấu tổ chức và thành viên của Chính phủ như sau:

Cơ cấu tổ chức và thành viên của Chính phủ
1. Chính phủ gồm Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ do Thủ tướng Chính phủ trình Quốc hội quyết định.
2. Cơ cấu tổ chức của Chính phủ gồm các bộ, cơ quan ngang bộ.
Việc thành lập, bãi bỏ bộ, cơ quan ngang bộ do Chính phủ trình Quốc hội quyết định.

Chính phủ gồm Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ do Thủ tướng Chính phủ trình Quốc hội quyết định.

- Cơ cấu tổ chức của Chính phủ gồm các bộ, cơ quan ngang bộ.

Căn cứ vào Nghị quyết 03/2011/QH13 của Quốc Hội thì Chính phủ có các bộ và cơ quan ngang bộ như sau:

- Các bộ của Chính phủ bao gồm 18 bộ sau đây:

(1) Bộ Quốc phòng;

(2) Bộ Công an;

(3) Bộ Ngoại giao;

(4) Bộ Nội vụ;

(5) Bộ Tư pháp;

(6) Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

(7) Bộ Tài chính;

(8) Bộ Công thương;

(9) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

(10) Bộ Giao thông vận tải;

(11) Bộ Xây dựng;

(12) Bộ Tài nguyên và Môi trường;

(13) Bộ Thông tin và Truyền thông;

(14) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

(15) Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

(16) Bộ Khoa học và Công nghệ;

(17) Bộ Giáo dục và Đào tạo;

(18) Bộ Y tế.

- Các cơ quan ngang bộ của Chính phủ bao gồm 04 cơ quan sau đây:

(1) Ủy ban Dân tộc;

(2) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

(3) Thanh tra Chính phủ;

(4) Văn phòng Chính phủ.

- Việc thành lập, bãi bỏ bộ, cơ quan ngang bộ do Chính phủ trình Quốc hội quyết định.

Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Chính phủ là gì?

Căn cứ vào Điều 5 Luật Tổ chức Chính phủ 2015 quy định về nguyên tắc tổ chức và và hoạt động của Chính phủ như sau:

- Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ; bảo đảm bình đẳng giới.

- Phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm giữa Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ và chức năng, phạm vi quản lý giữa các bộ, cơ quan ngang bộ; đề cao trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu.

- Tổ chức bộ máy hành chính tinh gọn, năng động, hiệu lực, hiệu quả; bảo đảm nguyên tắc cơ quan cấp dưới phục tùng sự lãnh đạo, chỉ đạo và chấp hành nghiêm chỉnh các quyết định của cơ quan cấp trên.

- Phân cấp, phân quyền hợp lý giữa Chính phủ với chính quyền địa phương, bảo đảm quyền quản lý thống nhất của Chính phủ và phát huy tính chủ động, sáng tạo, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương.

- Minh bạch, hiện đại hóa hoạt động của Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan hành chính nhà nước các cấp; bảo đảm thực hiện một nền hành chính thống nhất, thông suốt, liên tục, dân chủ, hiện đại, phục vụ Nhân dân, chịu sự kiểm tra, giám sát của Nhân dân.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Hoàng Tuấn Kiệt Lưu bài viết
11,951 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào