Nhiệm kỳ Ban Thường vụ Hiệp hội Những người lao động sáng tạo Việt Nam bao nhiêu năm? Cuộc họp của Ban Thường vụ Hiệp hội được coi là hợp lệ khi nào?

Cho tôi hỏi nhiệm kỳ Ban Thường vụ Hiệp hội Những người lao động sáng tạo Việt Nam bao nhiêu năm? Cuộc họp của Ban Thường vụ Hiệp hội được coi là hợp lệ khi nào? Ai có quyền quyết định khen thưởng, kỷ luật hội viên của Hiệp hội? Câu hỏi của chị Trâm đến từ Nha Trang.

Nhiệm kỳ Ban Thường vụ Hiệp hội Những người lao động sáng tạo Việt Nam bao nhiêu năm?

Căn cứ khoản 1 Điều 16 Điều lệ Hiệp hội Những người lao động sáng tạo Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 42/QĐ-BNV năm 2014 quy định như sau:

Ban Thường vụ
1. Ban Thường vụ là cơ quan thường trực của Ban Chấp hành do Ban Chấp hành bầu và miễn nhiệm, nhiệm kỳ 05 (năm) năm, gồm: Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các ủy viên. Số lượng, cơ cấu, tiêu chuẩn ủy viên Ban Thường vụ do Ban Chấp hành Hiệp hội quyết định nhưng không được quá 1/3 (một phần ba) số ủy viên Ban Chấp hành đã được Đại hội quyết định.
...

Đối chiếu quy định trên, như vậy, Ban Thường vụ Hiệp hội Những người lao động sáng tạo Việt Nam là cơ quan thường trực của Ban Chấp hành do Ban Chấp hành bầu và miễn nhiệm, nhiệm kỳ 05 (năm) năm, gồm: Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các ủy viên.

Số lượng, cơ cấu, tiêu chuẩn ủy viên Ban Thường vụ Hiệp hội Những người lao động sáng tạo Việt Nam do Ban Chấp hành Hiệp hội quyết định nhưng không được quá 1/3 (một phần ba) số ủy viên Ban Chấp hành đã được Đại hội quyết định.

Nhiệm kỳ Ban Thường vụ Hiệp hội Những người lao động sáng tạo Việt Nam bao nhiêu năm?

Nhiệm kỳ Ban Thường vụ Hiệp hội Những người lao động sáng tạo Việt Nam bao nhiêu năm? (Hình từ Internet)

Ai có quyền quyết định khen thưởng, kỷ luật hội viên của Hiệp hội Những người lao động sáng tạo Việt Nam?

Theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 16 Điều lệ Hiệp hội Những người lao động sáng tạo Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 42/QĐ-BNV năm 2014 quy định như sau:

Ban Thường vụ
...
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Thường vụ:
a) Giúp Ban Chấp hành triển khai thực hiện nghị quyết của Đại hội, Điều lệ Hiệp hội, các nghị quyết, quyết định của Ban Chấp hành và điều hành công việc của Hiệp hội giữa hai kỳ họp Ban Chấp hành;
b) Chuẩn bị nội dung và quyết định triệu tập họp Ban Chấp hành;
c) Quyết định thành lập các tổ chức, đơn vị thuộc và trực thuộc Hiệp hội theo nghị quyết của Ban Chấp hành và quy định của pháp luật; quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức; quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm lãnh đạo các tổ chức, đơn vị thuộc, trực thuộc Hiệp hội;
d) Quyết định kết nạp, khai trừ và xóa tên hội viên;
đ) Quyết định khen thưởng, kỷ luật hội viên; giải quyết kiến nghị, khiếu nại của hội viên theo quy định của Điều lệ Hiệp hội và quy định của pháp luật;
e) Báo cáo công tác trong các kỳ họp của Ban Chấp hành;
g) Quyết định thành lập Hội đồng khoa học khi thấy cần thiết;
h) Ban Thường vụ có quyền yêu cầu ủy viên Ban Chấp hành tự nguyện rút lui tư cách ủy viên Ban Chấp hành trong trường hợp nếu quá 01 (một) năm không dự họp Ban Chấp hành thường kỳ hay không tham gia, không đóng góp cho các hoạt động chung của Hiệp hội. Thủ tục xóa tên các ủy viên Ban Chấp hành do Ban Chấp hành quyết định.
...

Theo đó, Ban Thường vụ Hiệp hội Những người lao động sáng tạo Việt Nam có quyền quyết định khen thưởng, kỷ luật hội viên của Hiệp hội.

Cuộc họp của Ban Thường vụ Hiệp hội Những người lao động sáng tạo Việt Nam được coi là hợp lệ khi nào?

Căn cứ khoản 3 Điều 16 Điều lệ Hiệp hội Những người lao động sáng tạo Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 42/QĐ-BNV năm 2014 quy định như sau:

Ban Thường vụ
...
3. Nguyên tắc hoạt động của Ban Thường vụ:
a) Ban Thường vụ hoạt động theo quy chế do Ban Chấp hành ban hành, tuân thủ quy định pháp luật và Điều lệ Hiệp hội;
b) Ban Thường vụ họp định kỳ 03 (ba) tháng 01 (một) lần; khi cần thiết, theo đề nghị của Chủ tịch Hiệp hội, Ban Thường vụ có thể họp bất thường để giải quyết các công việc quan trọng, cấp bách phát sinh. Các nghị quyết, quyết định của Ban Thường vụ được thông qua khi có trên 1/2 (một phần hai) tổng số ủy viên Ban Thường vụ dự họp biểu quyết tán thành. Trong trường hợp biểu quyết ngang nhau thì quyết định thuộc về bên có ý kiến của Chủ tịch Hiệp hội hoặc người chủ trì hội nghị;
c) Các cuộc họp của Ban Thường vụ được coi là hợp lệ khi có trên 1/2 (một phần hai) số ủy viên Thường vụ tham dự cuộc họp. Ban Thường vụ có thể biểu quyết bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín, việc quy định hình thức biểu quyết do Ban Thường vụ quyết định.

Như vậy, cuộc họp của Ban Thường vụ Hiệp hội Những người lao động sáng tạo Việt Nam được coi là hợp lệ khi có trên 1/2 (một phần hai) số ủy viên Thường vụ tham dự cuộc họp.

Ban Thường vụ có thể biểu quyết bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín, việc quy định hình thức biểu quyết do Ban Thường vụ quyết định.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

611 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào