Nhập khẩu mặt hàng thép không gỉ để sản xuất hàng xuất khẩu có được miễn thuế chống bán phá giá không?
Nhập khẩu mặt hàng thép không gỉ để sản xuất hàng xuất khẩu có được miễn thuế chống bán phá giá không?
Căn cứ theo Điều 16 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016, hàng hóa được miễn thuế khi nhập khẩu bao gồm:
- Hàng hóa của tổ chức, cá nhân nước ngoài được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ tại Việt Nam phù hợp với Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
- Hàng hóa trong tiêu chuẩn hành lý miễn thuế của người xuất cảnh.
- Tài sản di chuyển, quà biếu, quà tặng trong định mức của tổ chức, cá nhân Việt Nam cho tổ chức, cá nhân nước ngoài.
- Hàng hóa mua bán, trao đổi qua biên giới của cư dân biên giới thuộc Danh mục hàng hóa và trong định mức để phục vụ cho sản xuất, tiêu dùng của cư dân biên giới.
- Hàng hóa được miễn thuế theo Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
- Hàng hóa có trị giá hoặc có số tiền thuế phải nộp dưới mức tối thiểu.
- Hàng hóa sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp tại khu phi thuế quan không sử dụng nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu từ nước ngoài khi nhập khẩu vào thị trường trong nước.
- Hàng hóa tạm xuất, tái nhập trong thời hạn nhất định theo quy định của .
- Hàng hóa không nhằm mục đích thương mại trong các trường hợp sau: hàng mẫu; ảnh, phim, mô hình thay thế cho hàng mẫu; ấn phẩm quảng cáo số lượng nhỏ.
- Dự án, cơ sở đóng tàu thuộc danh mục ngành, nghề ưu đãi theo quy định của pháp luật về đầu tư được miễn thuế đối với tàu biển.
- Hàng hóa để bảo vệ môi trường.
- Hàng hóa để phục vụ bảo đảm an sinh xã hội, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh và các trường hợp đặc biệt khác.
Căn cứ theo hướng dẫn tại Công văn 17707/BTC-TCHQ năm 2016 quy đinh cụ thể như sau:
...
Việc áp dụng thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp (về thời điểm tính thuế, thời hạn nộp thuế, miễn thuế, hoàn thuế ...) trong các trường hợp liên quan như: hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu, hàng hóa nhập khẩu của doanh nghiệp chế xuất nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu; hoàn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu đã nộp thuế nhập khẩu nhưng phải tái xuất... được thực hiện như đối với thuế nhập khẩu theo quy định của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và các văn bản hướng dẫn thi hành.
…
Bên cạnh đó, căn cứ quy định tại Điều 2 Quyết định 3162/QĐ-BCT năm 2019:
Trình tự thủ tục áp dụng biện pháp chống bán phá giá được thực hiện theo pháp luật về chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam và pháp luật về thuế xuất nhập khẩu
Theo đó, hướng dẫn tại Công văn 17707/BTC-TCHQ năm 2016, chính sách miễn thuế, hoàn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa sản xuất xuất khẩu được áp dụng cho cả các khoản thuế bổ sung như: thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp.
Như vậy, trường hợp thép không gỉ được nhập khẩu để sản xuất xuất khẩu thì không phải chịu thuế chống bán phá giá.
Thép không gỉ (Hình từ Internet)
Miễn thuế xuất khẩu đối với phế liệu thép không gỉ được quy định như thế nào?
Tai Công văn 7073/BTC-CST năm 2012 về việc miễn thuế xuất khẩu đối với phế liệu thép không gỉ hướng dẫn như sau:
Chính sách thu thuế xuất khẩu đối với thép phế liệu không gỉ đã được thực hiện từ năm 1995 đến nay, không phải là chính sách thu thuế mới và mức thu thuế xuất khẩu đối với mặt hàng này được thực hiện giảm dần qua các năm. Hiện nay, mức thuế suất thuế xuất khẩu đối với mặt hàng thép phế liệu không gỉ là 15% bằng với mức sàn của Biểu khung thuế xuất khẩu do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định là 15%-30% nên không thể giảm xuống 0%. Nhà máy thứ hai của Công ty mới đi vào hoạt động từ tháng 2 năm 2012, lượng thép phế liệu phát sinh chưa nhiều và trong nước vẫn chưa có nhu cầu sử dụng loại thép phế liệu này. Vì vậy, trong thời gian này Bộ Tài chính chưa xem xét đề nghị miễn thuế xuất khẩu đối với thép phế liệu không gỉ của Công ty.
Theo hướng dẫn của Bộ Tài chính thì chính sách thu thuế xuất khẩu đối với thép phế liệu không gỉ đã được thực hiện từ năm 1995 đến nay, không phải là chính sách thu thuế mới và mức thu thuế xuất khẩu đối với mặt hàng này được thực hiện giảm dần qua các năm.
Như vậy, hiện tại thì phế liệu thép không gỉ không được miễn thuế và vẫn phải chịu thuế xuất khẩu theo quy định.
Yêu cầu kỹ thuật đối với thép không gỉ như thế nào?
Căn cứ theo Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 20:2019/BKHCN sửa đổi, bổ sung bởi Mục 2 Sửa đổi 1:2021 QCVN 20:2019/BKHCN được ban hành kèm theo Thông tư 09/2021/TT-BKHCN, yêu cầu kỹ thuật đối với thép không gỉ thuộc phạm vi điều chỉnh của Quy chuẩn kỹ thuật QCVN 20:2019/BKHCN phải đảm bảo phù hợp với các yêu cầu sau:
Thép không gỉ sản xuất trong nước, nhập khẩu và lưu thông trên thị trường được đánh giá phải có thành phần hóa học phù hợp với yêu cầu của mác thép trong tiêu chuẩn công bố áp dụng, nhưng phải đảm bảo hàm lượng crom không được thấp hơn 10,5 % (theo khối lượng) và hàm lượng cacbon không được lớn hơn 1,2 % (theo khối lượng).
- Tiêu chuẩn công bố áp dụng là tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn quốc gia nước ngoài, tiêu chuẩn ASTM, tiêu chuẩn SAE.
-Trường hợp tiêu chuẩn công bố áp dụng không phải là các tiêu chuẩn được liệt kê trên thì hàm lượng crom và cacbon trong tiêu chuẩn công bố áp dụng đó không được trái với quy định tại các tiêu chuẩn đấy.
Kết quả thử nghiệm mẫu chỉ được coi là phù hợp tiêu chuẩn công bố áp dụng nếu các nguyên tố trong kết quả thử nghiệm thành phần hóa học của mẫu nằm trong giới hạn về sai lệch cho phép trong các tiêu chuẩn công bố.
Các yêu cầu về phương pháp lấy mẫu và thử nghiệm mẫu đối với thép không gỉ sản xuất trong nước, nhập khẩu khi đánh giá phù hợp theo QCVN 20:2019/BKHCN cần tuân thủ theo quy định tương ứng của tiêu chuẩn công bố áp dụng.
Trường hợp tiêu chuẩn công bố áp dụng không quy định phương pháp thử thì được sử dụng phương pháp thử trong các tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn quốc gia nước ngoài, tiêu chuẩn ASTM, tiêu chuẩn SAE.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.