Nhập khẩu kính hiển vi phẫu thuật (trang thiết bị y tế) có cần phải xin giấy phép nhập khẩu hay không? Nguyên tắc phân loại trang thiết bị y tế ra sao?

Công ty mình dự định nhập mặt hàng: Kính hiển vi phẫu thuật để bàn, chỉ dùng để nghiên cứu, đào tạo dành cho bác sỹ chứ không dùng cho bệnh viện và bệnh nhân. Nếu công ty nhập về để nghiên cứu, đào tạo thì cần xin giấy phép nhập khẩu trang thiết bị y tế hay không? Việc phân loại trang thiết bị y tế được quy định như thế nào? Nguyên tắc phân loại trang thiết bị y tế ra sao?

Nguyên tắc phân loại trang thiết bị y tế ra sao?

Căn cứ Điều 4 Nghị định 98/2021/NĐ-CP quy định về nguyên tắc phân loại trang thiết bị y tế như sau:

Trang thiết bị y tế được phân làm 4 loại dựa trên mức độ rủi ro tiềm ẩn liên quan đến thiết kế kỹ thuật và sản xuất các trang thiết bị y tế đó:

- Trang thiết bị y tế thuộc loại A là trang thiết bị y tế có mức độ rủi ro thấp.

- Trang thiết bị y tế thuộc loại B là trang thiết bị y tế có mức độ rủi ro trung bình thấp.

- Trang thiết bị y tế thuộc loại C là trang thiết bị y tế có mức độ rủi ro trung bình cao.

- Trang thiết bị y tế thuộc loại D là trang thiết bị y tế có mức độ rủi ro cao.

Như vậy hiện nay việc phân loại trang thiết bị y tế được phân loại dựa trên mức độ rủi ro của trang thiết bị y tế đó và được phân chia ra thành loại A,B, C và D.

Nhập khẩu kính hiển vi

Nhập khẩu kính hiển vi

Việc phân loại trang thiết bị y tế được quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 5 Nghị định 98/2021/NĐ-CP quy định về việc phân loại trang thiết bị y tế như sau:

- Việc phân loại trang thiết bị y tế phải dựa trên cơ sở quy tắc phân loại về mức độ rủi ro.

- Trang thiết bị y tế chỉ có một mục đích sử dụng nhưng mục đích sử dụng đó có thể được phân loại vào hai hoặc nhiều mức độ rủi ro khác nhau thì áp dụng việc phân loại theo mức độ rủi ro cao nhất.

- Trang thiết bị y tế có nhiều mục đích sử dụng và mỗi mục đích sử dụng có mức độ rủi ro khác nhau thì áp dụng việc phân loại theo mức độ rủi ro cao nhất.

- Trong trường hợp trang thiết bị y tế được thiết kế để sử dụng kết hợp với một trang thiết bị y tế khác thì mỗi trang thiết bị y tế phải được phân loại mức độ rủi ro riêng biệt.

Trường hợp đối với trang thiết bị y tế chẩn đoán in vitro là thiết bị, hệ thống thiết bị có tham gia vào quá trình xét nghiệm và các thuốc thử, chất chứng, chất chuẩn, chất hiệu chuẩn, vật liệu kiểm soát được phân loại mức độ rủi ro riêng biệt nhưng kết quả phân loại phải căn cứ vào mức độ rủi ro cao nhất của mục đích sử dụng cuối cùng của tổng thể trang thiết bị y tế kết hợp đó. Các trang thiết bị y tế chẩn đoán in vitro là các sản phẩm khác tham gia hoặc hỗ trợ quá trình thực hiện xét nghiệm được phân loại mức độ rủi ro riêng biệt.

- Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết việc phân loại trang thiết bị y tế bảo đảm phù hợp với các điều ước quốc tế về phân loại trang thiết bị y tế của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á mà Việt Nam là thành viên.

- Việc phân loại trang thiết bị y tế phải được thực hiện bởi cơ sở phân loại là cơ sở đứng tên công bố tiêu chuẩn áp dụng hoặc đăng ký lưu hành.

Như vậy theo quy định trên việc phân loại trang thiết bị y tế phải dựa vào các nguyên tắc về mức độ rủi ro, mục đích sử dụng. Cho nên tùy thuộc vào đó là loại trang thiết bị y tế gì để có thể áp dụng nguyên tắc phân loại phù hợp, đảm bảo đúng quy định pháp luật hiện hành.

Công ty nhập về để nghiên cứu, đào tạo thì cần xin giấy phép nhập khẩu trang thiết bị y tế hay không?

Căn cứ Phụ lục I về danh mục trang thiết bị y tế phải cấp giấy phép nhập khẩu Ban hành kèm theo Thông tư 30/2015/TT-BYT


Mô tả hàng hóa


Thiết bị chẩn đoán


1.

Các thiết bị chẩn đoán hình ảnh dùng tia X

2.

Hệ thống cộng hưởng từ

3.

Máy siêu âm chẩn đoán

4.

Hệ thống nội soi chẩn đoán

5.

Hệ thống Cyclotron

6.

Thiết bị chẩn đoán bằng đồng vị phóng xạ (Hệ thống PET, PET/CT, SPECT, SPECT/CT, thiết bị đo độ tập trung iốt I130, I131)

7.

Máy đo khúc xạ, giác mạc tự động

8.

Máy đo điện sinh lý (Máy điện não, Máy điện tim, Máy điện cơ)

9.

Máy đo điện võng mạc

10.

Máy đo độ loãng xương

11.

Máy chụp cắt lớp đáy mắt/ máy chụp huỳnh quang đáy mắt

12.

Máy đo nhịp tim thai bằng siêu âm

13.

Máy đo/phân tích chức năng hô hấp

14.

Máy phân tích sinh hóa

15.

Máy phân tích điện giải, khí máu

16.

Máy phân tích huyết học

17.

Máy đo đông máu

18.

Máy đo tốc độ máu lắng

19.

Hệ thống xét nghiệm Elisa

20.

Máy phân tích nhóm máu

21.

Máy chiết tách tế bào

22.

Máy đo ngưng tập và phân tích chức năng tiểu cầu

23.

Máy định danh vi khuẩn, virút

24.

Máy phân tích miễn dịch

25.

Chất thử, hóa chất chẩn đoán, dung dịch rửa được dùng cho thiết bị y tế

Thiết bị điều trị


26.

Các thiết bị điều trị dùng tia X

27.

Hệ thống phẫu thuật nội soi

28.

Các thiết bị xạ trị (Máy Coban điều trị ung thư, Máy gia tốc tuyến tính điều trị ung thư, Dao mổ gamma các loại, Thiết bị xạ trị áp sát các loại)

29.

Máy theo dõi bệnh nhân

30.

Bơm truyền dịch, Bơm tiêm điện

31.

Dao mổ (điện cao tần, Laser, siêu âm)

32.

Kính hiển vi phẫu thuật

33.

Hệ thống thiết bị phẫu thuật tiền liệt tuyến

34.

Máy tim phổi nhân tạo

35.

Thiết bị định vị trong phẫu thuật

36.

Thiết bị phẫu thuật lạnh

37.

Lồng ấp trẻ sơ sinh, Máy sưởi ấm trẻ sơ sinh

38.

Máy gây mê/gây mê kèm thở

39.

Máy giúp thở

40.

Máy phá rung tim, tạo nhịp

41.

Buồng ôxy cao áp

42.

Hệ thống tán sỏi ngoài cơ thể/tán sỏi nội soi

43.

Hệ thống thiết bị siêu âm cường độ cao điều trị khối u

44.

Thiết bị lọc máu

45.

Hệ thống phẫu thuật chuyên ngành nhãn khoa (Laser Excimer, Phemtosecond Laser, Phaco, Máy cắt dịch kính, Máy cắt vạt giác mạc)

46.

Kính mắt, kính áp tròng (cận, viễn, loạn) và dung dịch bảo quản kính áp tròng

47.

Máy Laser điều trị dùng trong nhãn khoa

48.

Các loại thiết bị, vật liệu cấy ghép lâu dài (trên 30 ngày) vào cơ thể

49.

Các loại thiết bị, vật liệu can thiệp vào cơ thể thuộc chuyên khoa tim mạch, thần kinh sọ não

Trường hợp xảy ra tranh cấp liên quan đến áp mã số HS trong danh mục thì Bộ Y tế cùng Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) xem xét lại để cùng thống nhất và quyết định mã số.

Ghi chú: Hàng năm Bộ Y tế (Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế) sẽ xem xét sửa đổi, bổ sung và cập nhật danh mục thuộc Phụ lục số I để tạo điều kiện thuận lợi cho đơn vị nhập khẩu và phù hợp với tình hình thực tế trong công tác quản lý nhập khẩu trang thiết bị y tế.

Như vậy theo quy định trên trang thiết bị y tế của công ty bạn nhập là kính hiển vi phẫu thuật nằm ở số thứ tự 32 thuộc danh mục các trang thiết bị y tế phải xin giấy phép nhập khẩu. Cho nên bạn bắt buộc phải có giấy phép nhập khẩu dành cho sản phẩm của mình.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

3,925 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào