Nhập hàng dự trữ quốc gia gồm các trường hợp nào? Thực hiện nhập luân phiên đổi hàng dự trữ quốc gia như thế nào?
Nhập hàng dự trữ quốc gia gồm các trường hợp nào?
Theo khoản 1 Điều 5 Thông tư 89/2015/TT-BTC quy định trường hợp nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia như sau:
Các trường hợp nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia
1. Nhập hàng dự trữ quốc gia bao gồm các trường hợp:
a) Nhập mua tăng hàng dự trữ quốc gia thuộc chỉ tiêu kế hoạch luân phiên đổi hàng;
b) Nhập do điều chuyển nội bộ hàng dự trữ quốc gia;
c) Nhập tăng hàng dự trữ quốc gia đối với số lượng hàng khi kiểm kê thực tế lớn hơn so với số lượng của sổ kế toán;
d) Nhập hàng dự trữ quốc gia trong trường hợp khác.
2. Xuất hàng dự trữ quốc gia bao gồm các trường hợp:
a) Xuất bán hàng dự trữ quốc gia thuộc chỉ tiêu kế hoạch luân phiên đổi hàng;
b) Xuất điều chuyển nội bộ hàng dự trữ quốc gia;
c) Xuất hàng dự trữ quốc gia khi thanh lý, tiêu hủy, loại khỏi danh mục chi tiết hàng dự trữ quốc gia;
d) Xuất hàng dự trữ quốc gia trong trường hợp khác.
Theo đó, về các trường hợp nhập hàng dự trữ quốc gia như sau:
- Nhập mua tăng hàng dự trữ quốc gia thuộc chỉ tiêu kế hoạch luân phiên đổi hàng;
- Nhập do điều chuyển nội bộ hàng dự trữ quốc gia;
- Nhập tăng hàng dự trữ quốc gia đối với số lượng hàng khi kiểm kê thực tế lớn hơn so với số lượng của sổ kế toán;
- Nhập hàng dự trữ quốc gia trong trường hợp khác.
Nhập hàng dự trữ quốc gia (Hình từ Internet)
Thực hiện nhập luân phiên đổi hàng dự trữ quốc gia như thế nào?
Theo khoản 2 Điều 6 Thông tư 89/2015/TT-BTC quy định thực hiện nhập luân phiên đổi hàng dự trữ quốc gia như sau:
* Chuẩn bị nhập hàng dự trữ quốc gia:
- Chuẩn bị kho nhập hàng dự trữ quốc gia: Kho nhập hàng dự trữ quốc gia phải phù hợp với yêu cầu bảo quản từng loại hàng. Đối với các doanh nghiệp nhận hợp đồng thuê bảo quản, hàng dự trữ quốc gia phải được cất giữ riêng ngăn kho, ô kho hoặc riêng bồn, bể chứa.
- Chuẩn bị phương tiện, thiết bị phục vụ nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia: Các phương tiện, thiết bị để chuyển hàng khi nhập kho; thiết bị cân, đo lường, kiểm tra chất lượng hàng dự trữ quốc gia phải được chuẩn bị đầy đủ và được kiểm định để bảo đảm hoạt động chính xác.
- Chuẩn bị phương tiện, trang thiết bị phục vụ công tác phòng chống thiên tai, hỏa hoạn, kịp thời khắc phục sự cố xảy ra trong khi nhập hàng dự trữ quốc gia.
- Chuẩn bị sẵn sàng về nhân lực bốc xếp hàng dự trữ quốc gia.
* Thực hiện nhập kho hàng dự trữ quốc gia:
- Trước khi nhập kho, các đơn vị dự trữ quốc gia và tổ chức, cá nhân có liên quan phải thực hiện kiểm tra chất lượng hàng dự trữ quốc gia đối với từng loại hàng dự trữ quốc gia theo quy định. Nghiêm cấm nhập kho dự trữ quốc gia đối với hàng không đảm bảo yêu cầu chất lượng theo quy định.
- Khi nhập kho, các đơn vị dự trữ quốc gia và tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện cân nhận, kiểm đếm để xác định chính xác số lượng, khối lượng hàng hóa nhập kho theo đơn vị đo lường hợp pháp.
- Các đơn vị dự trữ quốc gia và tổ chức, cá nhân có liên quan phải ghi chép sổ sách, lập hồ sơ chứng từ nhập, xuất và thực hiện chế độ báo cáo kết quả nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia theo quy định hiện hành.
Nhập hàng dự trữ quốc gia trong các trường hợp khác là những trường hợp như thế nào?
Theo Điều 9 Thông tư 89/2015/TT-BTC quy định như sau:
Nhập hàng dự trữ quốc gia trong các trường hợp khác
1. Nhập hàng dự trữ quốc gia trong các trường hợp khác, bao gồm:
a) Nhập hàng dự trữ quốc gia dôi thừa sau khi xuất kho;
b) Nhập hàng dự trữ quốc gia do các tổ chức, cá nhân bồi thường khi hao hụt quá định mức;
c) Nhập hàng dự trữ quốc gia trong trường hợp khác.
2. Hồ sơ, thủ tục nhập tăng hàng dự trữ quốc gia trong trường hợp khác thực hiện theo quy định hiện hành.
Theo đó, nhập hàng dự trữ quốc gia trong các trường hợp khác bao gồm:
- Nhập hàng dự trữ quốc gia dôi thừa sau khi xuất kho;
- Nhập hàng dự trữ quốc gia do các tổ chức, cá nhân bồi thường khi hao hụt quá định mức;
- Nhập hàng dự trữ quốc gia trong trường hợp khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.