Nhân viên văn thư lén lấy 60 thùng hồ sơ của cơ quan bán phế liệu thì có thể bị đi tù không? Nếu có thì bao nhiêu năm?
- Nhân viên văn thư lén lấy 60 thùng hồ sơ của cơ quan bán phế liệu thì có thể bị đi tù không? Nếu có thì bao nhiêu năm?
- Nhân viên văn thư lén lấy 60 thùng hồ sơ của cơ quan bán phế liệu có thể phân loại tội phạm nhóm nào?
- Thời hạn truy cứu trách nhiệm hình sự đối với nhân viên văn thư lén lấy 60 thùng hồ sơ của cơ quan bán phế liệu là bao lâu?
Nhân viên văn thư lén lấy 60 thùng hồ sơ của cơ quan bán phế liệu thì có thể bị đi tù không? Nếu có thì bao nhiêu năm?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 342 Bộ luật Hình sự 2015, được bổ sung bởi điểm p khoản 1 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định như sau:
Tội chiếm đoạt, mua bán, tiêu hủy con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức
1. Người nào chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu hủy trái phép con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức không thuộc tài liệu bí mật nhà nước hoặc bí mật công tác, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Có tổ chức;
b) Thu lợi bất chính 10.000.000 đồng trở lên;
c) Để thực hiện hành vi trái pháp luật;
d) Tái phạm nguy hiểm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Theo đó, nhân viên văn thư lén lấy 60 thùng hồ sơ của cơ quan bán phế liệu và các hồ sơ này không thuộc tài liệu bí mật nhà nước hoặc bí mật công tác, thì có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Nhân viên văn thư này có thể bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm phạm tội trong các trường hợp sau:
- Có tổ chức;
- Thu lợi bất chính 10.000.000 đồng trở lên;
- Để thực hiện hành vi trái pháp luật;
- Tái phạm nguy hiểm.
Bên cạnh đó, nhân viên văn thư này còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Nhân viên văn thư (Hình từ Internet)
Nhân viên văn thư lén lấy 60 thùng hồ sơ của cơ quan bán phế liệu có thể phân loại tội phạm nhóm nào?
Căn cứ theo Điều 9 Bộ luật Hình sự 2015, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định như sau:
Phân loại tội phạm
1. Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành 04 loại sau đây:
a) Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;
b) Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù;
c) Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù;
d) Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
2. Tội phạm do pháp nhân thương mại thực hiện được phân loại căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội theo quy định tại khoản 1 Điều này và quy định tương ứng đối với các tội phạm được quy định tại Điều 76 của Bộ luật này.
Theo đó, việc phân loại tội phạm căn cứ theo tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội và mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy.
Như vậy nếu như mức độ vi phạm của nhân viên văn thư theo khoản 1 Điều 342 Bộ luật Hình sự 2015 thì được phân loại phạm ít nghiêm trọng, còn nếu mức độ vi phạm theo khoản 2 Điều 324 Bộ luật Hình sự 2015 thì sẽ phân loại nhóm tội phạm nghiêm trọng.
Thời hạn truy cứu trách nhiệm hình sự đối với nhân viên văn thư lén lấy 60 thùng hồ sơ của cơ quan bán phế liệu là bao lâu?
Căn cứ theo Điều 27 Bộ luật Hình sự 2015 quy định như sau:
Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự
1. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời hạn do Bộ luật này quy định mà khi hết thời hạn đó thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định như sau:
a) 05 năm đối với tội phạm ít nghiêm trọng;
b) 10 năm đối với tội phạm nghiêm trọng;
c) 15 năm đối với tội phạm rất nghiêm trọng;
d) 20 năm đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
3. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được tính từ ngày tội phạm được thực hiện. Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, người phạm tội lại thực hiện hành vi phạm tội mới mà Bộ luật này quy định mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy trên 01 năm tù, thì thời hiệu đối với tội cũ được tính lại kể từ ngày thực hiện hành vi phạm tội mới.
Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, người phạm tội cố tình trốn tránh và đã có quyết định truy nã, thì thời hiệu tính lại kể từ khi người đó ra đầu thú hoặc bị bắt giữ.
Theo đó, thời hạn truy cứu trách nhiệm hình sự đối với nhân viên văn thư lén lấy 60 thùng hồ sơ của cơ quan bán phế liệu mà mức độ vi phạm theo khoản 1 Điều 324 Bộ luật Hình sự 2015 thì sẽ là 05 năm còn nếu mức độ vi phạm theo khoản 2 Điều 324 Bộ luật Hình sự 2015 thì sẽ là 10 năm tính từ ngày tội phạm được thực hiện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.