Nhân viên vận hành hệ thống điện quốc gia khi sự cố đường dây trên không cấp điện áp từ 35 kV trở xuống cần phải báo cáo ai và báo cáo những thông tin gì?
- Nhân viên vận hành hệ thống điện quốc gia khi sự cố đường dây trên không cấp điện áp từ 35 kV trở xuống cần phải báo cáo ai và báo cáo những thông tin gì?
- Khi xử lý sự cố đường dây trên không cấp điện áp từ 35 kV trở xuống trong hệ thống điện quốc gia thì Điều độ viên cần làm gì?
- Khi sự cố đường dây trên không cấp điện áp từ 35 kV trở xuống trong hệ thống điện quốc gia đi qua khu dân cư thì có được phép đóng lại đường dây không?
Nhân viên vận hành hệ thống điện quốc gia khi sự cố đường dây trên không cấp điện áp từ 35 kV trở xuống cần phải báo cáo ai và báo cáo những thông tin gì?
Căn cứ theo Điều 23 Thông tư 28/2014/TT-BCT quy định như sau:
Xử lý của Nhân viên vận hành khi sự cố đường dây trên không cấp điện áp từ 35 kV trở xuống
Khi máy cắt đường dây nhảy, Nhân viên vận hành tại nhà máy điện, trạm điện, trung tâm điều khiển hoặc lưới điện phân phối có đường dây đấu nối bị sự cố phải báo cáo ngay cho Cấp điều độ có quyền điều khiển các thông tin sau:
1. Tên máy cắt nhảy, số lần nhảy, tình trạng của máy cắt.
2. Rơ le bảo vệ tự động tác động, các tín hiệu đã chỉ thị, các bản ghi thông số sự cố đã ghi nhận được trong các rơ le được trang bị hoặc các thiết bị chuyên dụng khác.
3. Tình trạng điện áp đường dây.
4. Tình trạng làm việc của các thiết bị khác có liên quan.
5. Thời tiết tại địa phương.
Như vậy, nhân viên vận hành hệ thống điện quốc gia khi sự cố đường dây trên không cấp điện áp từ 35 kV trở xuống cần phải báo cáo ngay cho Cấp điều độ có quyền điều khiển các thông tin sau:
- Tên máy cắt nhảy, số lần nhảy, tình trạng của máy cắt.
- Rơ le bảo vệ tự động tác động, các tín hiệu đã chỉ thị, các bản ghi thông số sự cố đã ghi nhận được trong các rơ le được trang bị hoặc các thiết bị chuyên dụng khác.
- Tình trạng điện áp đường dây.
- Tình trạng làm việc của các thiết bị khác có liên quan.
- Thời tiết tại địa phương.
Hệ thống điện quốc gia (Hình từ Internet)
Khi xử lý sự cố đường dây trên không cấp điện áp từ 35 kV trở xuống trong hệ thống điện quốc gia thì Điều độ viên cần làm gì?
Căn cứ theo Điều 24 Thông tư 28/2014/TT-BCT quy định như sau:
Xử lý của Điều độ viên khi sự cố đường dây trên không cấp điện áp từ 35 kV trở xuống
1. Trường hợp tự động đóng lại thành công, phải thu thập thông tin từ các trạm điện đầu đường dây bị sự cố, kiểm tra tình trạng của máy cắt, thiết bị bảo vệ và tự động, giao đoạn đường dây được xác định có sự cố thoáng qua cho Đơn vị quản lý vận hành kiểm tra bằng mắt với lưu ý đường dây đang mang điện, điểm nghi ngờ sự cố và hoàn thành Báo cáo sự cố theo Quy trình vận hành và xử lý sự cố hệ thống điện do Cấp điều độ có quyền điều khiển ban hành.
2. Trường hợp tự động đóng lại không thành công, phải thực hiện các biện pháp cần thiết để ngăn ngừa sự cố mở rộng (quá tải đường dây hoặc thiết bị), phân tích nhanh sự cố để khôi phục lại đường dây bị sự cố theo quy định tại Điều 25 Thông tư này và hoàn thành Báo cáo sự cố theo Quy trình vận hành và xử lý sự cố hệ thống điện do Cấp điều độ có quyền điều khiển ban hành.
3. Trường hợp xuất hiện điểm chạm đất trên lưới điện có điểm trung tính không nối đất hoặc nối đất qua cuộn dập hồ quang, phải tiến hành ngay các biện pháp cần thiết để cô lập điểm chạm đất và thực hiện một số biện pháp cơ bản để xác định và cô lập điểm chạm đất đối với lưới điện có điểm trung tính cách điện hoặc nối đất qua cuộn dập hồ quang cụ thể như sau:
a) Căn cứ vào các thông số ghi nhận được khi xuất hiện sự cố để xác định phần tử bị sự cố, tiến hành phân đoạn, cô lập phần tử chạm đất để xử lý;
b) Trường hợp không xác định được ngay phần tử bị sự cố, phải thực hiện các bước theo thứ tự sau:
- Kiểm tra các phần tử thuộc thanh cái và từ thanh cái đến hàng rào trạm điện;
- Phân tách lưới có điểm chạm đất ra thành các vùng để kiểm tra;
- Lần lượt thao tác tách từng phần tử trong vùng có điểm chạm đất theo nguyên tắc tách phần tử ít quan trọng trước đến khi phát hiện được phần tử bị sự cố;
- Sau khi xác định được phần tử bị sự cố, phải tiến hành phân đoạn và cô lập phần tử chạm đất để xử lý.
4. Trong trường hợp khẩn cấp không thể trì hoãn được (hỏa hoạn nơi đường dây đi qua hoặc thiết bị không đủ tiêu chuẩn vận hành có nguy cơ đe dọa đến tính mạng con người và an toàn thiết bị; hoặc có lũ lụt dẫn đến mức nước cao hơn mức nước thiết kế của đường dây đe dọa mất an toàn và các thông tin khác do Đơn vị quản lý vận hành thông báo), chỉ huy thao tác cắt đường dây theo quy trình và phải chịu trách nhiệm về thao tác xử lý sự cố của mình.
Như vây, khi xử lý sự cố đường dây trên không cấp điện áp từ 35 kV trở xuống trong hệ thống điện quốc gia thì Điều độ viên cần thực hiện những công việc được quy định như trên.
Khi sự cố đường dây trên không cấp điện áp từ 35 kV trở xuống trong hệ thống điện quốc gia đi qua khu dân cư thì có được phép đóng lại đường dây không?
Căn cứ theo Điều 25 Thông tư 28/2014/TT-BCT quy định như sau:
Quy định đóng lại đường dây trên không cấp điện áp từ 35 kV trở xuống
1. Khi sự cố đường dây, được phép đóng lại đường dây không quá 03 (ba) lần, kể cả lần tự động đóng lại không thành công. Đối với các đường dây đi qua khu vực dân cư, Đơn vị quản lý vận hành căn cứ vào tình hình thực tế để quyết định đóng điện trên cơ sở phải đảm bảo an toàn cho người, thiết bị điện và khả năng đóng lại thành công.
...
Theo đó, khi sự cố đường dây trên không cấp điện áp từ 35 kV trở xuống trong hệ thống điện quốc gia đi qua khu dân cư thì Đơn vị quản lý vận hành căn cứ vào tình hình thực tế để quyết định đóng điện trên cơ sở phải đảm bảo an toàn cho người, thiết bị điện và khả năng đóng lại thành công.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.