Nhân viên trực tiếp kinh doanh dịch vụ xăng dầu có bắt buộc phải có chứng chỉ đào tạo về bảo vệ môi trường không?
- Nhân viên trực tiếp kinh doanh dịch vụ xăng dầu có bắt buộc phải có chứng chỉ đào tạo về bảo vệ môi trường không?
- Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ xăng dầu sử dụng nhân viên trực tiếp kinh doanh không được đào tạo về bảo vệ môi trường thì bị xử phạt thế nào?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được quyền xử phạt doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ xăng dầu sử dụng nhân viên trực tiếp kinh doanh không được đào tạo về bảo vệ môi trường không?
Nhân viên trực tiếp kinh doanh dịch vụ xăng dầu có bắt buộc phải có chứng chỉ đào tạo về bảo vệ môi trường không?
Theo Điều 27 Nghị định 83/2014/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 08/2018/NĐ-CP quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ cho thuê cảng, kho tiếp nhận xăng dầu như sau:
Điều kiện kinh doanh dịch vụ cho thuê cảng, kho tiếp nhận xăng dầu
1. Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh xăng dầu.
2. Có cầu cảng chuyên dụng nằm trong hệ thống cảng biển, cảng thủy nội địa, có kho chứa thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc đồng sở hữu, được xây dựng theo các tiêu chuẩn quy định
3. Cán bộ quản lý, nhân viên trực tiếp kinh doanh phải được đào tạo, huấn luyện và có chứng chỉ đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật hiện hành.
Theo đó, nhân viên trực tiếp kinh doanh dịch vụ xăng dầu có bắt buộc phải được đào tạo và có chứng chỉ đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường theo quy định.
Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ xăng dầu sử dụng nhân viên trực tiếp kinh doanh không được đào tạo về bảo vệ môi trường thì bị xử phạt thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 19 Nghị định 99/2020/NĐ-CP quy định về hành vi vi phạm quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ xăng dầu như sau:
Hành vi vi phạm quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ xăng dầu
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng người quản lý hoặc nhân viên trực tiếp kinh doanh dịch vụ xăng dầu không được đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường theo quy định.
2. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Kinh doanh dịch vụ cho thuê cảng, kho tiếp nhận xăng dầu nhung không đáp ứng điều kiện về cầu cảng chuyên dụng hoặc kho chứa theo quy định;
b) Kinh doanh dịch vụ vận tải xăng dầu nhung không đáp ứng điều kiện về phương tiện vận tải xăng dầu chuyên dụng theo quy định.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ hoạt động kinh doanh dịch vụ xăng dầu từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
Theo quy định trên, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ xăng dầu sử dụng nhân viên trực tiếp kinh doanh không được đào tạo về bảo vệ môi trường thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được quyền xử phạt doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ xăng dầu sử dụng nhân viên trực tiếp kinh doanh không được đào tạo về bảo vệ môi trường không?
Theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 63 Nghị định 99/2020/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 20 Điều 4 Nghị định 17/2022/NĐ-CP về thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh như sau:
Phân định thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Công an nhân dân, Hải quan, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển Việt Nam, Quản lý thị trường và Thanh tra
1. Phân định thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp:
...
c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này (trừ trường hợp người nước ngoài thực hiện hành vi vi phạm tại khoản 4, 5, 6 Điều 6 và khoản 5, 6 Điều 7) theo thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều 56 của Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
...
Theo khoản 3 Điều 56 Nghị định 99/2020/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 13 Điều 4 Nghị định 17/2022/NĐ-CP quy định về quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh như sau:
Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
...
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt tiền đến mức tối đa quy định tại Nghị định này;
b) Tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh xăng dầu, Giấy phép kinh doanh khí có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này.
Căn cứ khoản 1 Điều 4 Nghị định 99/2020/NĐ-CP quy định về các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả như sau:
Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả
1. Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí, tổ chức, cá nhân vi phạm phải chịu hình thức xử phạt chính là phạt tiền. Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí là 1.000.000.000 đồng đối với cá nhân và 2.000.000.000 đồng đối với tổ chức; mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu và khí là 100.000.000 đồng đối với cá nhân và 200.000.000 đồng đối với tổ chức.
...
Như vậy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu với mức phạt tiền cao nhất là 100.000.000 đồng đối với cá nhân và 200.000.000 đồng đối với tổ chức.
Do doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ xăng dầu sử dụng nhân viên trực tiếp kinh doanh không được đào tạo về bảo vệ môi trường thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền cao nhất là 30.000.000 đồng nên Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền xử phạt doanh nghiệp này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.