Nhân viên khai thác mặt đất phục vụ chuyến bay được cấp Giấy phép nhân viên hàng không cần đáp ứng mấy điều kiện?
Có bao nhiêu loại Giấy phép nhân viên hàng không?
Có bao nhiêu loại Giấy phép nhân viên hàng không? (Hình từ Internet)
Theo Điều 7.015 Phần 7 Chương B Bộ quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay được ban hành kèm theo Thông tư 01/2011/TT-BGTVT quy định như sau:
CÁC LOẠI GIẤY PHÉP
(a) Cục HKVN cấp các loại giấy phép sau đây theo quy định của Phần này:
(1) Học viên bay;
(2) Người lái tàu bay tư nhân;
(3) Người lái tàu bay thương mại;
(4) Người lái tàu bay - tổ lái nhiều thành viên;
(5) Người lái tàu bay vận tải hàng không;
(6) Giáo viên bay;
(7) Giáo viên mặt đất;
(8) Cơ giới trên không;
(9) Dẫn đường trên không;
(10) Nhân viên kỹ thuật bảo dưỡng tàu bay;
(11) Nhân viên sửa chữa hàng không chuyên ngành;
(12) Nhân viên điều độ khai thác bay.
Ghi chú: Quyền hạn của từng loại giấy phép quy định trong Điều 7.017
Theo đó, pháp luật quy định có 12 loại Giấy phép nhân viên hàng không được Cục Hàng không Việt Nam cấp phép, bao gồm:
+ Học viên bay;
+ Người lái tàu bay tư nhân;
+ Người lái tàu bay thương mại;
+ Người lái tàu bay - tổ lái nhiều thành viên;
+ Người lái tàu bay vận tải hàng không;
+ Giáo viên bay;
+ Giáo viên mặt đất;
+ Cơ giới trên không;
+ Dẫn đường trên không;
+ Nhân viên kỹ thuật bảo dưỡng tàu bay;
+ Nhân viên sửa chữa hàng không chuyên ngành;
+ Nhân viên điều độ khai thác bay.
Nhân viên khai thác mặt đất phục vụ chuyến bay được cấp Giấy phép nhân viên hàng không cần đáp ứng mấy điều kiện?
Theo Điều 10 Thông tư 10/2018/TT-BGTVT (được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 35/2021/TT-BGTVT) quy định chức danh nhân viên hàng không bao gồm những chức danh sau đây:
Giấy phép nhân viên hàng không
1. Giấy phép nhân viên hàng không được cấp cho cá nhân khi đảm bảo quy định tại Điều 8 của Thông tư này và đạt yêu cầu của kỳ sát hạch cấp giấy phép, năng định nhân viên hàng không của Cục Hàng không Việt Nam.
2. Giấy phép nhân viên hàng không bao gồm các nội dung sau đây:
a) Quốc hiệu nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
b) Cơ quan cấp giấy phép;
c) Tên giấy phép;
d) Số giấy phép;
đ) Ngày cấp, thời hạn của giấy phép (nếu có);
e) Họ tên, ngày sinh, nơi sinh, địa chỉ, quốc tịch của người được cấp giấy phép;
g) Năng định;
h) Chữ ký của người được cấp giấy phép và dấu của cơ quan cấp giấy phép;
i) Anh của người được cấp giấy phép được đóng dấu giáp lai;
k) Yêu cầu khác theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành hàng không.
3. Các chức danh nhân viên hàng không quy định tại các khoản 1, 2, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13 và 14 Điều 6 của Thông tư này khi thực hiện nhiệm vụ phải mang theo giấy phép nhân viên hàng không còn hiệu lực.
4. Nhân viên hàng không không thuộc đối tượng được quy định tại khoản 3 Điều này khi thực hiện nhiệm vụ phải có chứng chỉ chuyên môn phù hợp.
Theo đó, khoản 1 Điều 10 Thông tư 10/2018/TT-BGTVT quy định nhân viên khai thác mặt đất phục vụ chuyến bay được cấp Giấy phép nhân viên hàng không cần đáp ứng:
(1) Đáp ứng các tiêu chuẩn quy định tại khoản 3 Điều 8 Thông tư 10/2018/TT-BGTVT;
+ Là công dân Việt Nam hoặc nước ngoài đủ 18 tuổi trở lên có lý lịch rõ ràng, đủ sức khỏe, tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên;
+ Không có tiền án, tiền sự theo quy định của pháp luật; không sử dụng ma túy, chất kích thích;
+ Phải có chứng chỉ chuyên môn chuyên ngành hàng không quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư 10/2018/TT-BGTVT.
(2) Tham dự và đạt yêu cầu của kỳ sát hạch cấp giấy phép, năng định nhân viên hàng không của Cục Hàng không Việt Nam.
Giấy phép học viên bay của nhân viên hàng không có thời hạn hiệu lực không?
Theo Điều 7.053 Phần 7 Chương B Bộ quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay được ban hành kèm theo Thông tư 01/2011/TT-BGTVT quy định như sau:
THỜI HẠN HIỆU LỰC CỦA CÁC LOẠI GIẤY PHÉP, NĂNG ĐỊNH VÀ CÁC LOẠI CHO PHÉP BỔ SUNG.
(a) Ngoại trừ các quy định nêu tại điều (b), (c), (d) và (e) của Điều này, tất cả các loại giấy phép do Cục HKVN cấp có thời hạn 5 năm với giá trị hiệu lực của các năng định cụ thể theo quy định; được gia hạn với thời hạn 5 năm tiếp theo trừ trường hợp giấy phép bị thu hồi trước thời hạn hoặc người có giấy phép không còn đáp ứng đủ điều kiện thực hiện công việc theo giấy phép.
(b) Giấy phép học viên bay: giấy phép học viên bay hết hạn sau 24 tháng kể từ tháng được cấp.
(c) Năng định giáo viên bay: năng định giáo viên bay hết hạn sau 36 tháng kể từ tháng được cấp và chỉ có giá trị khi người đó có giấy phép lái tàu bay còn hiệu lực.
(d) Năng định giáo viên khác có thời hạn hiệu lực là 36 tháng kể từ tháng được cấp và chỉ có giá trị khi còn làm việc trong môi trường công việc liên quan.
(e) Năng định khai thác CAT II và CAT III của người lái có giá trị trong vòng 6 tháng kể từ tháng được cấp hoặc hoặc từ ngày hết hạn đối với trường hợp gia hạn.
(f) Giấy phép nhân viên sửa chữa chuyên ngành hàng không:
(1) Giấy phép nhân viên sửa chữa chuyên ngành hàng không được cấp trên cơ sở công việc của người có giấy phép sẽ hết hạn khi người đó không còn làm công việc theo nhiệm vụ được cấp giấy phép;
(2) Giấy phép nhân viên sửa chữa chuyên ngành hàng không có năng định lắp ráp tàu bay thử nghiệm được cấp trên cơ sở các thiết kế chính của tàu bay sẽ hết hạn khi người có giấy phép không còn làm công việc thiết kế tàu bay cụ thể được cấp trong giấy phép.
(g) AMT- IA: phép sẽ hết hạn vào ngày cuối cùng của tháng thứ 12 kể từ tháng được cấp mới hoặc gia hạn.
Theo đó, khoản b Điều 7.053 Phần 7 Chương B Bộ quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay được ban hành kèm theo Thông tư 01/2011/TT-BGTVT quy định Giấy phép học viên bay hết hạn sau 24 tháng kể từ tháng được cấp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.