Nhận thức trong triết học là gì? Ví dụ về nhận thức? Bao nhiêu tuổi có năng lực hành vi dân sự đầy đủ?

Nhận thức là gì trong triết học? Ví dụ về nhận thức trong triết học? Bao nhiêu tuổi có năng lực hành vi dân sự đầy đủ? Nội dung năng lực pháp luật dân sự của cá nhân bao gồm những gì theo quy định pháp luật?

Nhận thức trong triết học là gì?

Nhận thức là gì trong triết học?

Nhận thức trong triết học là quá trình phản ánh tích cực, tự giác và sáng tạo thế giới khách quan vào bộ óc người trên cơ sở thực tiễn.

Nhận thức trong triết học là quá trình diễn ra rất phức tạp, bao gồm nhiều giai đoạn, trình độ, vòng khâu khác nhau song đây là quá trình biện chứng đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn.

Cấp độ của quá trình nhận thức trong triết học:

Có nhiều cách tiếp cận để tìm hiểu về các cấp độ của quá trình nhận thức trong triết học. Nếu căn cứ trên mức độ thâm nhập vào bản chất của đối tượng nhận thức, có thể chia nhận thức thành nhận thức kinh nghiệm và nhận thức lý luận; nếu căn cứ trên tính chất tự phát hay tự giác của quá trình nhận thức, có thể chia nhận thức thành nhận thức thông thường và nhận thức khoa học, ...

Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo

Nhận thức là gì trong triết học? Ví dụ về nhận thức? Năng lực hành vi dân sự của cá nhân đầy đủ khi nào?

Nhận thức là gì trong triết học? Ví dụ về nhận thức? Năng lực hành vi dân sự của cá nhân đầy đủ khi nào? (hình từ internet)

Ví dụ về nhận thức trong triết học? Bao nhiêu tuổi có năng lực hành vi dân sự đầy đủ?

- Từ việc quan sát nhiều trường hợp rơi vật thể, Newton đã rút ra định luật hấp dẫn chung.

- Khi bạn chạm vào một vật nóng, ngay lập tức não bộ ghi nhận cảm giác nóng, đau và phản ứng rút tay lại.

- Khi chúng ta đến quán ăn, nhân viên phục vụ bê lên một đĩa thức ăn trông rất hấp dẫn, ngon miệng và khiến bạn có cảm giác muốn ăn ngay lập tức.

Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo

Bao nhiêu tuổi có năng lực hành vi dân sự đầy đủ?

Theo Điều 20 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:

Người thành niên
1. Người thành niên là người từ đủ mười tám tuổi trở lên.
2. Người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp quy định tại các điều 22, 23 và 24 của Bộ luật này.

Như vậy, người thành niên từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp sau:

(1) Mất năng lực hành vi dân sự

- Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.

+ Khi không còn căn cứ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự.

- Giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện.

(2) Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi

- Người thành niên do tình trạng thể chất hoặc tinh thần mà không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của người này, người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và chỉ định người giám hộ, xác định quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.

- Khi không còn căn cứ tuyên bố một người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

(3) Hạn chế năng lực hành vi dân sự

- Người nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án có thể ra quyết định tuyên bố người này là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

+ Tòa án quyết định người đại diện theo pháp luật của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự và phạm vi đại diện.

- Việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người bị Tòa án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày hoặc luật liên quan có quy định khác.

- Khi không còn căn cứ tuyên bố một người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự.

Nội dung năng lực pháp luật dân sự của cá nhân bao gồm những gì?

Theo Điều 17 Bộ luật Dân sự 2015 quy định nội dung năng lực pháp luật dân sự của cá nhân như sau:

- Quyền nhân thân không gắn với tài sản và quyền nhân thân gắn với tài sản.

- Quyền sở hữu, quyền thừa kế và quyền khác đối với tài sản.

- Quyền tham gia quan hệ dân sự và có nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ đó.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Thị Thanh Xuân Lưu bài viết
172 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào