Nhận nuôi con 20 tháng của chị họ thì cần đáp ứng những điều kiện gì và thủ tục đăng ký nhận nuôi con nuôi thực hiện ra sao?

Tôi tên Nhật, tôi có người chị họ có một đứa con 20 tháng tuổi và một đứa 5 tuổi. Vì điều kiện hoàn cảnh gia đình chị tôi khá khó khăn, chồng chị vừa mới mất do bệnh nặng. Một mình chị phải gồng gánh nuôi 2 đứa con, vì thấy thương chị nên bây giờ tôi muốn nhận bé 20 tháng làm con nuôi thì thủ tục như thế nào vậy ạ? Có quy định cụ thể về người nhận con nuôi hay không?

Điều kiện của người nhận con nuôi là gì? Hồ sơ nhận con nuôi bao gồm những giấy tờ gì?

Để được nhận con nuôi thì người nhận con nuôi phải đáp ứng đủ điều kiện theo Điều 14 Luật Nuôi con nuôi 2010 như sau: Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên; Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi; Có tư cách đạo đức tốt.

Do đó, nếu anh đủ điều kiện theo quy định như trên thì anh có thể lập hồ sơ nhận con nuôi với các giấy tờ tại Điều 17 Luật Nuôi con nuôi 2010 như sau:

"1. Đơn xin nhận con nuôi;
2. Bản sao Hộ chiếu, Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có giá trị thay thế;
3. Phiếu lý lịch tư pháp;
4. Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân;
5. Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp; văn bản xác nhận hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế do Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người nhận con nuôi thường trú cấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 14 của Luật này."

Như vậy, để đáp ứng được điều kiện được nhận con nuôi thì người nhận con nuôi thực hiện theo quy định tại Điều 14 và hồ sơ nhận con nuôi với các giấy tờ tại Điều 17 như trên.

Tải về mẫu Đơn xin nhận con nuôi trong nước mới nhất 2023: Tại Đây

Nhận nuôi con 20 tháng của chị họ thì cần đáp ứng những điều kiện gì?

Nhận nuôi con 20 tháng của chị họ thì cần đáp ứng những điều kiện gì?

Sự đồng ý của người mẹ đối với đứa con 20 tháng tuổi được nhận làm con nuôi quy định như thế nào?

Điều 21 Luật Nuôi con nuôi 2010 quy định về sự đồng ý cho làm con nuôi như sau:

"Điều 21. Sự đồng ý cho làm con nuôi
1. Việc nhận nuôi con nuôi phải được sự đồng ý của cha mẹ đẻ của người được nhận làm con nuôi; nếu cha đẻ hoặc mẹ đẻ đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc không xác định được thì phải được sự đồng ý của người còn lại; nếu cả cha mẹ đẻ đều đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc không xác định được thì phải được sự đồng ý của người giám hộ; trường hợp nhận trẻ em từ đủ 09 tuổi trở lên làm con nuôi thì còn phải được sự đồng ý của trẻ em đó.
2. Người đồng ý cho làm con nuôi quy định tại khoản 1 điều này phải được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi nhận hồ sơ tư vấn đầy đủ về mục đích nuôi con nuôi; quyền, nghĩa vụ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi; quyền, nghĩa vụ giữa cha mẹ đẻ và con sau khi người đó được nhận làm con nuôi.
3. Sự đồng ý phải hoàn toàn tự nguyện, trung thực, không bị ép buộc, không bị đe dọa hay mua chuộc, không vụ lợi, không kèm theo yêu cầu trả tiền hoặc lợi ích vật chất khác.
4. Cha mẹ đẻ chỉ được đồng ý cho con làm con nuôi sau khi con đã được sinh ra ít nhất 15 ngày."

Theo đó, trong trường hợp của anh thì đứa bé anh nhận nuôi đã 20 tháng tuổi và là con của người chị họ thì cần phải được sự đồng ý người chị họ đó. Nếu như anh được sự đồng ý từ người chị họ của mình cho phép nuôi đứa cháu 20 tháng tuổi và được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi nhận hồ sơ tư vấn đầy đủ về mục đích nuôi con nuôi; quyền, nghĩa vụ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi; quyền, nghĩa vụ giữa cha mẹ đẻ và con sau khi người đó được nhận làm con nuôi, thì lúc này anh có thể thực hiện thủ tục đăng ký nuôi con nuôi.

Thủ tục đăng ký việc nuôi con nuôi được thực hiện ra sao?

Ngoài ra, về việc đăng ký nuôi con nuôi thì anh có thể xem quy định tại Điều 22 Luật Nuôi con nuôi 2010Điều 10 Nghị định 19/2011/NĐ-CP, cụ thể về thủ tục đăng ký việc nuôi con nuôi

Thủ tục đăng ký việc nuôi con nuôi được thực hiện theo quy định tại Điều 22 của Luật Nuôi con nuôi và quy định cụ thể sau đây:

- Việc đăng ký nuôi con nuôi được tiến hành tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã. Khi đăng ký nuôi con nuôi, cha mẹ nuôi, cha mẹ đẻ, người giám hộ hoặc đại diện cơ sở nuôi dưỡng và người được nhận làm con nuôi phải có mặt. Công chức tư pháp - hộ tịch ghi vào Sổ đăng ký nuôi con nuôi và trao Giấy chứng nhận nuôi con nuôi cho các bên.

- Căn cứ vào Giấy chứng nhận nuôi con nuôi, theo yêu cầu của cha mẹ nuôi và sự đồng ý của con nuôi từ đủ chín tuổi trở lên, cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền thực hiện việc thay đổi họ, chữ đệm và tên của con nuôi theo quy định của pháp luật dân sự và pháp luật về hộ tịch.

- Việc bổ sung, thay đổi thông tin về cha, mẹ trong Giấy khai sinh của con nuôi được thực hiện theo quy định của pháp luật về hộ tịch.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,194 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào