Nhân dân giám sát Công an nhân dân trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông bằng những việc nào?

Tôi có thắc mắc liên quan đến vấn đề giám sát Công an nhân dân. Cho tôi hỏi Nhân dân giám sát Công an nhân dân trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông bằng những việc nào? Câu hỏi của anh Trọng An ở Hà Giang.

Việc thực hiện dân chủ trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dựa trên những nguyên tắc nào?

Căn cứ Điều 3 Thông tư 67/2019/TT-BCA quy định về nguyên tắc thực hiện dân chủ trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông như sau:

Nguyên tắc thực hiện dân chủ trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông
1. Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật và các quy định của Bộ Công an; quyền lợi đi đôi với nghĩa vụ, bảo đảm dân chủ đi đôi với giữ gìn trật tự, kỷ cương.
2. Các đường lối, chính sách và quy định về công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông được công khai, minh bạch và thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục quy định của pháp luật.
3. Xử lý nghiêm những hành vi lợi dụng dân chủ vi phạm các quy định của pháp luật, xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; cản trở, chống người thi hành công vụ; xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Theo đó, việc thực hiện dân chủ trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dựa trên những nguyên tắc được quy định tại Điều 3 nêu trên.

Trong đó có nguyên tắc tuân thủ Hiến pháp, pháp luật và các quy định của Bộ Công an; quyền lợi đi đôi với nghĩa vụ, bảo đảm dân chủ đi đôi với giữ gìn trật tự, kỷ cương.

Công an nhân dân

Công an nhân dân (Hình từ Internet)

Nhân dân giám sát Công an nhân dân trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông bằng những việc nào?

Theo Điều 10 Thông tư 67/2019/TT-BCA quy định về những việc Nhân dân giám sát Công an nhân dân trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông như sau:

Những việc Nhân dân giám sát Công an nhân dân trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông
1. Việc thi hành các quy định của pháp luật trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
2. Việc chấp hành quy định của Bộ Công an về quy tắc ứng xử của cán bộ, chiến sỹ khi làm nhiệm vụ.
3. Việc Nhân dân giám sát Công an nhân dân thực hiện các quy định tại khoản 1 và khoản 2 điều này phải khách quan, trung thực, đúng quy định của pháp luật, không được làm cản trở, ảnh hưởng đến việc thực thi nhiệm vụ của cán bộ, chiến sỹ.

Theo quy định trên, Nhân dân giám sát Công an nhân dân trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông bằng việc thi hành các quy định của pháp luật trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. Hoặc việc chấp hành quy định của Bộ Công an về quy tắc ứng xử của cán bộ, chiến sỹ khi làm nhiệm vụ.

Và việc giám sát này phải được thực hiện một cách khách quan, trung thực, đúng quy định của pháp luật, không được làm cản trở, ảnh hưởng đến việc thực thi nhiệm vụ của cán bộ, chiến sỹ.

Nhân dân giám sát Công an nhân dân trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông thông qua những hình thức nào?

Theo quy định tại Điều 11 Thông tư 67/2019/TT-BCA về hình thức giám sát của Nhân dân như sau:

Hình thức giám sát của Nhân dân
1. Thông qua các thông tin công khai của Công an nhân dân và phản hồi qua các phương tiện thông tin đại chúng.
2. Thông qua các chủ thể giám sát theo quy định của pháp luật.
3. Thông qua tiếp xúc, giải quyết trực tiếp công việc với cán bộ, chiến sỹ.
4. Thông qua kết quả giải quyết các vụ việc, đơn thư, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.
5. Thông qua thiết bị ghi âm, ghi hình hoặc quan sát trực tiếp nhưng phải đảm bảo các điều kiện sau:
a) Không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cán bộ, chiến sỹ khi đang thực thi nhiệm vụ;
b) Ngoài khu vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (đối với nơi có triển khai khu vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông);
c) Tuân thủ các quy định pháp luật khác có liên quan.

Như vậy, Nhân dân giám sát Công an nhân dân trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông thông qua các thông tin công khai của Công an nhân dân và phản hồi qua các phương tiện thông tin đại chúng. Hoặc thông qua các chủ thể giám sát theo quy định của pháp luật.

Và có thể thực hiện giám sát thông qua kết quả giải quyết các vụ việc, đơn thư, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh. Hoặc thông qua thiết bị ghi âm, ghi hình hoặc quan sát trực tiếp.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,280 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào