Nhà xưởng của cơ sở chế biến rau quả phải được thiết kế, bố trí như thế nào để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm?

Anh đang tìm hiểu về các điều kiện để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho cơ sở chế biến rau quả. Cụ thể, anh muốn biết đối với nhà xưởng của cơ sở chế biến rau quả thì mình phải thiết kế, bố trí như thế nào cho hợp vệ sinh? Nhờ hỗ trợ giúp anh! - Anh Tùng An đến từ Bình Dương.

Nhà xưởng của cơ sở chế biến rau quả phải được thiết kế, bố trí như thế nào để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm?

Căn cứ theo tiểu mục 2.1.2 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-09:2009/BNNPTNT, để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm thì nhà xưởng của cơ sở chế biến rau quả cần được thiết kế, bố trí tuân thủ những yêu cầu sau:

- Có tường bao ngăn cách với bên ngoài.

- Được xây dựng vững chắc bằng các vật liệu không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, tránh được sự xâm nhập của sinh vật gây hại và các chất gây nhiễm bẩn.

- Diện tích nhà xưởng phải phù hợp với công suất thiết kế của cơ sở, đảm bảo các hoạt động chế biến đạt yêu cầu công nghệ và dễ áp dụng các biện pháp vệ sinh công nghiệp.

- Khu vực chế biến phải được thiết kế và bố trí thiết bị theo quy tắc một chiều từ nguyên liệu đầu vào cho đến sản phẩm cuối cùng để tránh lây nhiễm chéo.

- Có sự cách biệt giữa khu sản xuất và không sản xuất, giữa các khu tiếp nhận nguyên liệu, sơ chế, chế biến, bao gói, kho hàng, khu thay trang phục, khu nhà ăn, khu vệ sinh để tránh lây nhiễm chéo.

- Thiết kế bể nước sát trùng ủng tại cửa ra vào xưởng chế biến sao cho bắt buộc người ra vào phải lội qua.

Chế biến rau quả

Cơ sở chế biến rau quả (Hình từ Internet)

Những yêu cầu về kết cấu nhà xưởng mà cơ sở chế biến rau quả cần phải đáp ứng là gì?

Theo tiểu mục 2.1.3 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-09:2009/BNNPTNT quy định về yêu cầu đối với kết cấu nhà xưởng của cơ sở chế biến rau quả cụ thể như sau:

Kết cấu nhà xưởng
2.1.3.1. Trần nhà: phải đảm bảo kín, sáng màu, làm bằng các vật liệu không thấm nước, không rạn nứt, tránh mốc, đọng nước và các chất bẩn.
2.1.3.2. Sàn nhà: có bề mặt cứng, bền vững, làm bằng các vật liệu không ngấm nước, không trơn, không bị hoá chất làm thôi nhiễm, không gây độc đối với thực phẩm, dễ làm vệ sinh và thoát nước tốt.
2.1.3.3. Tường và góc nhà: tường phải phẳng, sáng màu, các góc nhà phải làm tròn, không ngấm nước, không gây ô nhiễm đối với thực phẩm, dễ làm vệ sinh.
2.1.3.4. Cửa ra vào: có bề mặt nhẵn, không ngấm nước, tốt nhất là tự động đóng, mở và đóng kín.
2.1.3.5. Cửa sổ: được thiết kế sao cho hạn chế bám bụi tới mức thấp nhất, có lưới bảo vệ làm bằng vật liệu không gỉ, tránh sự xâm nhập của côn trùng và động vật; thuận tiện cho việc làm vệ sinh thường xuyên.
Riêng đối với phòng cấp đông, phòng đóng gói sản phẩm rau quả đông lạnh không bố trí cửa sổ.

Các thiết bị, dụng cụ chế biến rau quả cần tuân thủ những yêu cầu nào?

Tại tiểu mục 2.2 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-09:2009/BNNPTNT thì thiết bị, dụng cụ chế biến rau quả của cơ sở chế biến rau quả cần đảm ứng những yêu cầu sau:

(1) Yêu cầu chung

- Phải được chế tạo bằng vật liệu không độc, không hấp thụ, không thôi nhiễm vào thực phẩm, không gây mùi vị lạ hay làm biến đổi màu sắc sản phẩm. Các bộ phận tiếp xúc trực tiếp với rau quả phải được làm bằng vật liệu không gỉ.

- Phải an toàn, dễ làm vệ sinh và bảo dưỡng.

- Các thiết bị phải được thiết kế, lắp đặt và sử dụng sao cho rau quả không bị nhiễm bẩn do dầu mỡ bôi trơn, mảnh vụn kim loại hay bất cứ sự nhiễm bẩn nào khác từ thiết bị.

(2) Các thiết bị cấp đông, kho mát, kho lạnh, xe lạnh hoặc các thiết bị gia nhiệt, thanh trùng phải được thiết kế chế tạo sao cho có thể theo dõi và kiểm soát được chế độ nhiệt theo yêu cầu công nghệ.

(3) Các thiết bị yêu cầu độ an toàn cao (như nồi hơi, nồi hai vỏ, thiết bị thanh trùng cao áp, bình khí nén áp lực cao, máy nâng hạ...) phải đảm bảo an toàn khi hoạt động và phải thực hiện đúng chế độ kiểm định theo Thông tư số 04/2008/TT-BLĐTBXH ngày 27/2/2008 của Bộ Lao động thương binh và Xã hội.

(4) Các thiết bị, dụng cụ đo lường, giám sát chất lượng phải đảm bảo độ chính xác và được bảo dưỡng, kiểm định thường xuyên.

(5) Các dụng cụ và phương tiện cầm tay phải làm bằng các vật liệu phù hợp, không thôi nhiễm (bàn chế biến bằng nhôm/inôx, dao bằng inox với chuôi dao bằng nhựa, rổ rá, khay chậu bằng nhựa/inox,...)

(6) Dụng cụ phòng chống sinh vật gây hại:

Xưởng sản xuất, các kho nguyên liệu, thành phẩm phải lắp đặt thiết bị, dụng cụ phòng chống côn trùng, động vật gây hại đảm bảo vệ sinh và hiệu quả.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đinh Thị Ngọc Huyền Lưu bài viết
2,000 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào