Nhà thể thao được phân thành mấy cấp và từng cấp công trình quy định thế nào? Khi thiết kế cửa nhà thể thao để lấy ánh sáng tự nhiên thì cần tuân thủ những gì?

Tôi muốn hỏi về việc phân cấp nhà thể thao, có mấy cấp công trình? Từng cấp quy định như thế nào? Khi thiết kế cửa nhà thể thao để lấy ánh sáng tự nhiên thì cần tuân thủ những gì? Quy định về nguồn điện cấp, sử dụng loại đèn và thiết kế chiếu sáng nhân tạo tại nhà thể thao ra sao? Câu hỏi của chị Hạnh (Đà Nẵng)

Nhà thể thao được phân thành mấy cấp và từng cấp công trình quy định những gì?

Căn cứ theo Bảng 4 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4529:2012 về Công trình thể thao - Nhà thể thao - Tiêu chuẩn thiết kế có quy định về phân cấp công trình nhà thể thao thành 3 cấp như sau:

Bên cạnh đó, tại Bảng 5 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4529:2012 có quy định về bậc chịu lửa của bộ phận kết cấu nhà thể thao như sau:

Nhà thể thao được phân thành mấy cấp và từng cấp công trình quy định thế nào?

Nhà thể thao được phân thành mấy cấp và từng cấp công trình quy định thế nào? (Hình từ Internet)

Khi thiết kế cửa nhà thể thao để lấy ánh sáng tự nhiên thì cần tuân thủ theo những yêu cầu gì?

Theo tiểu mục 6.2.1.3 Mục 6.2.1 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4529:2012 quy định về yêu cầu thiết kế ánh sáng đối với nhà thể thao như sau:

Yêu cầu thiết kế chiếu sáng
6.2.1. Chiếu sáng tự nhiên
6.2.1.1. Phải triệt để tận dụng ánh sáng tự nhiên để chiếu sáng nhà thể thao. Đối với các phòng khởi động, phòng tập bổ trợ, y tế, lớp học, các phòng làm việc và xưởng sửa chữa cần được chiếu sáng tự nhiên trực tiếp. Có thể dùng chiếu sáng bên, chiếu sáng trên hoặc kết hợp cả hai tuân theo quy định trong TCXD 29 : 1991. Nhà thể thao có khán đài cần được thiết kế cả chiếu sáng tự nhiên và nhân tạo.
6.2.1.2. Diện tích cửa lấy ánh sáng của nhà thể thao và các phòng được lấy từ 1/5 đến 1/6 diện tích sàn nhà. Độ đồng đều nhỏ nhất khi chiếu sáng tự nhiên là 1/2. Đối với nhà giảng dạy và huấn luyện được phép bố trí cửa lấy ánh sáng từ trên mái.
6.2.1.3. Khi thiết kế cửa lấy ánh sáng tự nhiên phải tuân theo quy định sau:
- Không mở cửa ra hướng Tây hoặc Tây - Nam;
- Mép dưới của cửa phải cao hơn mặt sàn ít nhất là 2 m;
- Không bố trí cửa ở 2 đầu trục dọc của nhà thể thao.
CHÚ THÍCH:
1) Khi cần thiết phải chiếu sáng bổ sung để đảm bảo độ rọi yêu cầu. Cho phép mở cửa lấy ánh sáng ở 2 đầu trục dọc của nhà thể thao nhưng mép dưới của cửa phải cao hơn mặt sàn ít nhất 4,5 m. Đối với nhà thể thao của các môn có yêu cầu độ cao không lớn, cho phép thay đổi độ cao của cửa lấy ánh sáng.
2) Trường hợp phải mở cửa lấy ánh sáng ra hướng Tây hoặc Tây - Nam cần có biện pháp chống tia nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào trong nhà.

Theo đó, khi thiết kế cửa lấy ánh sáng tự nhiên của nhà thể thao phải tuân theo quy định đó là:

- Không mở cửa ra hướng Tây hoặc Tây - Nam;

- Mép dưới của cửa phải cao hơn mặt sàn ít nhất là 2 m;

- Không bố trí cửa ở 2 đầu trục dọc của nhà thể thao.

Quy định về nguồn điện cấp, sử dụng loại đèn và thiết kế chiếu sáng nhân tạo tại nhà thể thao như thế nào?

Về việc chiếu sáng nhân tạo, sử dụng loại đèn hay nguồn điện cấp tại nhà thể thao thì nêu cụ thể tại Mục 6.2.2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4529:2012 như sau:

Chiếu sáng nhân tạo
6.2.2.1. Việc chiếu sáng nhân tạo cho nhà thể thao phải tuân theo các quy định trong TCXD 16 : 1986 nhằm đảm bảo các yêu cầu cần thiết để thực hiện các hoạt động thể dục thể thao, thoát người an toàn khi có sự cố và bảo vệ công trình trong thời gian ban đêm.
6.2.2.2. Nguồn điện cấp cho nhà thể thao được quy định như sau:
- Đối với công trình cấp ll trở lên: phải có 2 nguồn cấp;
- Đối với công trình cấp lll: chỉ có một nguồn cấp và được lấy trực tiếp từ đường dây tải điện trên không.
6.2.2.3. Đối với nhà thể thao sử dụng cho các môn bóng chuyền, bóng rổ, quần vợt, không được đặt đèn ở trên tường phía 2 đầu trục dọc của công trình (trừ những đèn ánh sáng phản xạ). Trường hợp bắt buộc, phải bảo đảm góc nghiêng của tia sáng so với phương ngang không nhỏ hơn 650.
6.2.2.4. Không được bố trí hướng chiếu sáng ngược với hướng chạy của vận động viên, tốt nhất nên bố trí nguồn chiếu sáng từ trên xuống.
6.2.2.5. Việc sử dụng các loại đèn được quy định như sau:
- Đối với chiếu sáng làm việc: được phép sử dụng tất cả các loại đèn nung sáng và đèn huỳnh quang có thành phần quang phổ gần với ánh sáng ban ngày;
- Đối với chiếu sáng sự cố: chỉ sử dụng đèn nung sáng và được bố trí trên các lối thoát của nhà thể thao có từ 100 người trở lên;
- Các loại đèn sử dụng trong nhà thể thao phải có lưới chắn để bảo đảm an toàn cho vận động viên và khán giả.
6.2.2.6. Khi thiết kế chiếu sáng nhân tạo cần phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Độ rọi;
- Độ đồng đều;
- Giảm độ chói mắt và phân tích tia sáng;
- Không tạo thành bóng yếu;
- Phản ánh đúng màu sắc.
6.2.2.7. Độ rọi và độ cao đặt đèn trong nhà thể thao được quy định trong Bảng 12.
6.2.2.8. Hệ thống điều khiển chiếu sáng trong nhà thể thao phải bố trí tập trung một chỗ, có biển chỉ dẫn cho từng nhóm đèn và thiết bị. Vị trí đặt bảng điện phải bảo đảm an toàn thuận tiện cho sử dụng.
6.2.2.9. Đối với nhà thể thao cấp l, cho phép thiết kế chiếu sáng sự cố với độ rọi trên mặt phẳng làm việc không nhỏ hơn 5 % trị số độ rọi của chiếu sáng làm việc. Độ rọi của chiếu sáng trên khán đài không nên lớn hơn 30 % trị số độ rọi của chiếu sáng làm việc.
6.2.2.10. Hạn chế sử dụng đèn sợi đốt để chiếu sáng tại các khu vực hoạt động thể dục thể thao.
6.2.2.11. Hệ thống đèn phân tán và bảo vệ phải độc lập với hệ thống đèn chiếu sáng làm việc. Tại các nút giao thông và những chỗ rẽ ngoặt trên lối thoát người phải bố trí đèn và biển chỉ dẫn.
6.2.2.12. Độ rọi nhỏ nhất của đèn chiếu sáng phân tán không được nhỏ hơn 5 lux ở trong nhà và 3 lux ở ngoài nhà.

Như vậy, về nguồn điện cấp cho nhà thể thao được quy định:

- Đối với công trình cấp ll trở lên: phải có 2 nguồn cấp;

- Đối với công trình cấp lll: chỉ có một nguồn cấp và được lấy trực tiếp từ đường dây tải điện trên không.

Việc sử dụng các loại đèn có quy định như sau:

- Đối với chiếu sáng làm việc: được phép sử dụng tất cả các loại đèn nung sáng và đèn huỳnh quang có thành phần quang phổ gần với ánh sáng ban ngày;

- Đối với chiếu sáng sự cố: chỉ sử dụng đèn nung sáng và được bố trí trên các lối thoát của nhà thể thao có từ 100 người trở lên;

- Các loại đèn sử dụng trong nhà thể thao phải có lưới chắn để bảo đảm an toàn cho vận động viên và khán giả.

Và bên cạnh đó, khi thiết kế chiếu sáng nhân tạo cần phải đảm bảo các yêu cầu như sau:

- Độ rọi;

- Độ đồng đều;

- Giảm độ chói mắt và phân tích tia sáng;

- Không tạo thành bóng yếu;

- Phản ánh đúng màu sắc.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

4,290 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào