Nhà thầu tham dự gói thầu chìa khóa trao tay không phải độc lập về tài chính với bên mời thầu trong trường hợp nào?

Cho tôi hỏi, nhà thầu tham dự gói thầu chìa khóa trao tay không phải độc lập về tài chính với bên mời thầu trong trường hợp nào? Dự toán trong thực hiện chỉ định thầu đối với gói thầu chìa khóa trao tay có bắt buộc phải được phê duyệt không? Câu hỏi của anh B (Cao Bằng).

Nhà thầu tham dự gói thầu chìa khóa trao tay không phải độc lập về tài chính với bên mời thầu trong trường hợp nào?

Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Nghị định 24/2024/NĐ-CP về bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu như sau:

Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu
...
4. Nhà thầu tham dự gói thầu chìa khóa trao tay phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với các bên sau đây:
a) Nhà thầu lập, thẩm tra báo cáo nghiên cứu tiền khả thi;
b) Nhà thầu tư vấn quản lý dự án, tư vấn giám sát, tư vấn kiểm định, tư vấn quản lý hợp đồng của chủ đầu tư, bên mời thầu hoặc do chủ đầu tư, bên mời thầu thuê;
c) Nhà thầu tư vấn lập, thẩm định hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu; nhà thầu tư vấn đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu; nhà thầu tư vấn thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu; nhà thầu tư vấn khác tham gia trực tiếp trong quá trình tổ chức lựa chọn nhà thầu;
d) Chủ đầu tư, bên mời thầu, trừ trường hợp quy định tại khoản 8 và khoản 9 Điều này.
...

Như vậy, theo quy định nêu trên, nhà thầu tham dự gói thầu chìa khóa trao tay không phải độc lập về tài chính với bên mời thầu trong trường hợp dưới đây:

- Công ty mẹ, công ty con, công ty thành viên trong tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước được tham dự gói thầu của nhau nếu sản phẩm, dịch vụ thuộc gói thầu đó thuộc ngành nghề sản xuất kinh doanh chính của tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước.

Tuy nhiên, nhà thầu tham dự thầu vẫn phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với các nhà thầu quy định tại các điểm a, b, c khoản 1 và khoản 2 Điều 6 của Luật Đấu thầu 2023.

- Đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp có cùng một cơ quan trực tiếp quản lý, góp vốn khi tham dự thầu các gói thầu của nhau không phải đáp ứng quy định độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính giữa nhà thầu với chủ đầu tư, bên mời thầu.

Nhà thầu tham dự gói thầu chìa khóa trao tay không phải về độc lập về tài chính với bên mời thầu trong trường hợp nào?

Nhà thầu tham dự gói thầu chìa khóa trao tay không phải về độc lập về tài chính với bên mời thầu trong trường hợp nào? (Hình từ Internet).

Dự toán trong thực hiện chỉ định thầu đối với gói thầu chìa khóa trao tay có bắt buộc phải được phê duyệt không?

Chỉ định thầu được quy định tại khoản 3 Điều 23 Luật Đấu thầu 2023 cụ thể như sau:

Chỉ định thầu
...
3. Việc thực hiện chỉ định thầu đối với gói thầu quy định tại các điểm d, đ, e, g, h, i, k, l và m khoản 1 Điều này phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Có quyết định đầu tư được phê duyệt đối với dự án, trừ gói thầu tư vấn phục vụ công tác chuẩn bị dự án;
b) Có kế hoạch lựa chọn nhà thầu được phê duyệt;
c) Đã được bố trí vốn để thực hiện gói thầu;
d) Có dự toán được phê duyệt theo quy định, trừ gói thầu EP, EC, EPC, gói thầu chìa khóa trao tay.
...

Như vậy, theo quy định này thì dự toán trong thực hiện chỉ định thầu đối với gói thầu chìa khóa trao tay không bắt buộc phải được phê duyệt trong trường hợp gói thầu được quy định tại các điểm d, đ, e, g, h, i, k, l và m khoản 1 Điều 23 Luật Đấu thầu 2023.

Chỉ định thầu được thực hiện không quá bao nhiêu ngày?

Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 23 Luật Đấu thầu 2023 về chỉ định thầu cụ thể như sau:

Chỉ định thầu
...
4. Đối với gói thầu hoặc nội dung mua sắm có giá không quá 50 triệu đồng, thủ trưởng cơ quan, đơn vị mua sắm chịu trách nhiệm quyết định việc mua sắm bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả và tự chịu trách nhiệm về quyết định của mình mà không phải lập, thẩm định, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu, dự toán gói thầu, không phải ký hợp đồng với nhà cung cấp nhưng phải bảo đảm chế độ hóa đơn, chứng từ đầy đủ theo quy định của pháp luật.
5. Việc chỉ định thầu phải được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày kể từ ngày phê duyệt hồ sơ yêu cầu đến ngày ký kết hợp đồng; trường hợp gói thầu có quy mô lớn, phức tạp không quá 90 ngày.
6. Trường hợp gói thầu quy định tại khoản 1 Điều này đáp ứng điều kiện chỉ định thầu quy định tại khoản 3 Điều này nhưng vẫn có thể áp dụng các hình thức lựa chọn nhà thầu khác quy định tại các điều 21, 22, 24 và 25 của Luật này thì khuyến khích người có thẩm quyền quyết định áp dụng hình thức khác để lựa chọn nhà thầu.
7. Chính phủ quy định chi tiết điểm c khoản 1 Điều này.

Như vậy, việc chỉ định thầu phải được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày kể từ ngày phê duyệt hồ sơ yêu cầu đến ngày ký kết hợp đồng; trường hợp gói thầu có quy mô lớn, phức tạp không quá 90 ngày.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Phạm Thị Thục Quyên Lưu bài viết
745 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào