Nhà thầu phải trình báo cáo đánh giá tổng hợp trữ lượng dầu khí tại chỗ phát hiện đã thẩm lượng trong thời hạn bao lâu?
- Nhà thầu phải trình báo cáo đánh giá tổng hợp trữ lượng dầu khí tại chỗ phát hiện đã thẩm lượng trong thời hạn bao lâu?
- Hồ sơ về báo cáo trữ lượng dầu khí gồm những tài liệu gì?
- Thủ tục trình, thẩm định và phê duyệt báo cáo trữ lượng dầu khí được thực hiện như thế nào?
- Trữ lượng dầu khí thay đổi với mức chênh lệch lớn hơn bao nhiêu phần trăm thì phải lập báo cáo tính lại?
Nhà thầu phải trình báo cáo đánh giá tổng hợp trữ lượng dầu khí tại chỗ phát hiện đã thẩm lượng trong thời hạn bao lâu?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 63 Nghị định 95/2015/NĐ-CP quy định như sau:
Các công việc sau khi phát hiện dầu khí
1. Trong thời hạn sáu mươi (60) ngày kể từ khi có phát hiện dầu khí, nhà thầu phải thông báo về phát hiện dầu khí cho Bộ Công Thương và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.
Trong thời hạn một trăm ba mươi (130) ngày sau khi có thông báo trên, nhà thầu phải gửi Tập đoàn Dầu khí Việt Nam kế hoạch thẩm lượng (nếu có) để được phê duyệt. Tập đoàn dầu khí Việt Nam xem xét và phê duyệt kế hoạch thẩm lượng nêu trên trong thời hạn 30 ngày kể từ khi nhận được kế hoạch thẩm lượng của nhà thầu.
2. Trong thời hạn 90 ngày hoặc một khoảng thời gian khác được sự chấp thuận của Bộ Công Thương kể từ khi hoàn thành kế hoạch thẩm lượng nêu trên, nhà thầu phải trình báo cáo đánh giá tổng hợp trữ lượng dầu khí tại chỗ của phát hiện đã thẩm lượng cho Bộ Công Thương và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.
3. Trường hợp kết quả thẩm lượng cho thấy phát hiện có tính thương mại, nhà thầu thông báo bằng văn bản cho Bộ Công Thương và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam về tuyên bố phát hiện thương mại.
Như vậy, nhà thầu phải trình báo cáo đánh giá tổng hợp trữ lượng dầu khí tại chỗ phát hiện đã thẩm lượng cho Bộ Công Thương và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam trong thời hạn 90 ngày hoặc một khoảng thời gian khác được sự chấp thuận của Bộ Công Thương kể từ khi hoàn thành kế hoạch thẩm lượng theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Trữ lượng dầu khí (Hình từ Internet)
Hồ sơ về báo cáo trữ lượng dầu khí gồm những tài liệu gì?
Hồ sơ về báo cáo trữ lượng dầu khí gồm những tài liệu được quy định tại khoản 1 Điều 47 Nghị định 45/2023/NĐ-CP (Có hiệu lực từ ngày 01/07/2023) như sau:
Hồ sơ, trình tự, thủ tục thẩm định và phê duyệt báo cáo tài nguyên, trữ lượng dầu khí, báo cáo tài nguyên, trữ lượng dầu khí cập nhật
1. Trong thời hạn 120 ngày kể từ ngày hoàn thành thẩm lượng phát hiện dầu khí, trên cơ sở báo cáo tài nguyên, trữ lượng dầu khí do nhà thầu lập được Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thông qua, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam trình Bộ Công Thương 02 bộ hồ sơ (gồm 01 bộ hồ sơ gốc và 01 bộ hồ sơ bản sao, gửi trực tiếp hoặc qua bưu chính) đề nghị phê duyệt báo cáo tài nguyên, trữ lượng dầu khí. Hồ sơ bao gồm:
a) Tờ trình đề nghị phê duyệt báo cáo tài nguyên, trữ lượng dầu khí của phát hiện dầu khí đã được thẩm lượng;
b) Đánh giá của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam về đề xuất của nhà thầu; văn bản tiếp thu, giải trình của nhà thầu (nếu có);
c) Báo cáo tài nguyên, trữ lượng dầu khí bao gồm các nội dung chính được quy định tại Điều 45 Luật Dầu khí;
d) Bản tóm tắt báo cáo tài nguyên, trữ lượng dầu khí;
đ) Các văn bản, tài liệu khác có liên quan.
...
Như vậy, hồ sơ về báo cáo trữ lượng dầu khí gồm những tài liệu nêu trên.
Trước đây, căn cứ theo khoản 2 Điều 64 Nghị định 95/2015/NĐ-CP (Hết hiệu lực từ ngày 01/07/2023) quy định như sau:
Thủ tục trình, thẩm định và phê duyệt báo cáo trữ lượng dầu khí
...
2. Hồ sơ về báo cáo trữ lượng dầu khí gồm:
a) Văn bản trình báo cáo trữ lượng dầu khí của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và nhà thầu;
b) Báo cáo trữ lượng gồm các nội dung theo quy định của pháp luật (02 bộ);
c) Tóm tắt báo cáo trữ lượng bằng tiếng Việt và ngôn ngữ ký hợp đồng dầu khí (25 bản);
d) Các tài liệu khác có liên quan.
...
Như vậy, hồ sơ về báo cáo trữ lượng dầu khí gồm những tài liệu sau:
- Văn bản trình báo cáo trữ lượng dầu khí của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và nhà thầu;
- Báo cáo trữ lượng gồm các nội dung theo quy định của pháp luật (02 bộ);
- Tóm tắt báo cáo trữ lượng bằng tiếng Việt và ngôn ngữ ký hợp đồng dầu khí (25 bản);
- Các tài liệu khác có liên quan.
Thủ tục trình, thẩm định và phê duyệt báo cáo trữ lượng dầu khí được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 và khoản 3 Điều 64 Nghị định 95/2015/NĐ-CP quy định như sau:
Thủ tục trình, thẩm định và phê duyệt báo cáo trữ lượng dầu khí
1. Trong thời hạn chín mươi (90) ngày kể từ khi tuyên bố phát hiện thương mại, nhà thầu cùng Tập đoàn Dầu khí Việt Nam trình Bộ Công Thương và Hội đồng thẩm định báo cáo trữ lượng dầu khí hồ sơ về báo cáo trữ lượng dầu khí.
...
3. Trong thời hạn 30 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ, Bộ Công Thương và Hội đồng thẩm định báo cáo trữ lượng dầu khí tổ chức thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt báo cáo trữ lượng dầu khí.
Việc thành lập, quy chế hoạt động của Hội đồng thẩm định báo cáo trữ lượng dầu khí do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Như vậy, thủ tục trình, thẩm định và phê duyệt báo cáo trữ lượng dầu khí được thực hiện như quy định trên.
Trữ lượng dầu khí thay đổi với mức chênh lệch lớn hơn bao nhiêu phần trăm thì phải lập báo cáo tính lại?
Căn cứ theo Điều 65 Nghị định 95/2015/NĐ-CP quy định như sau:
Tính lại trữ lượng dầu khí
Trong quá trình thăm dò, thẩm lượng bổ sung, phát triển và khai thác dầu khí, nếu có thay đổi trữ lượng dầu khí, nhà thầu phải đăng ký điều chỉnh trữ lượng với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Trường hợp trữ lượng dầu khí thay đổi với mức chênh lệch lớn hơn 15% so với phê duyệt gần nhất, nhà thầu phải lập báo cáo tính lại trữ lượng dầu khí và trình duyệt theo quy định tại Điều 64 Nghị định này và văn bản pháp luật có liên quan.
Như vậy, trường hợp trữ lượng dầu khí thay đổi với mức chênh lệch lớn hơn 15% so với phê duyệt gần nhất, nhà thầu phải lập báo cáo tính lại trữ lượng dầu khí và trình duyệt theo quy định tại Điều 64 Nghị định 95/2015/NĐ-CP này và văn bản pháp luật có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.