Nhà thầu có thể thực hiện đảm bảo dự thầu bằng thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng hay không? Điều kiện để được phát hành hồ sơ mời thầu là gì?
Điều kiện để được phát hành hồ sơ mời thầu là gì?
>> Mới nhất Tổng hợp trọn bộ văn bản về Đấu thầu hiện hành Tải
Căn cứ Điều 7 Luật Đấu thầu 2013 quy định về điều kiện phát hành hồ sơ mời thầu như sau:
"Điều 7. Điều kiện phát hành hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu
1. Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu của gói thầu chỉ được phát hành để lựa chọn nhà thầu khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Kế hoạch lựa chọn nhà thầu được phê duyệt;
b) Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu được phê duyệt bao gồm các nội dung yêu cầu về thủ tục đấu thầu, bảng dữ liệu đấu thầu, tiêu chuẩn đánh giá, biểu mẫu dự thầu, bảng khối lượng mời thầu; yêu cầu về tiến độ, kỹ thuật, chất lượng; điều kiện chung, điều kiện cụ thể của hợp đồng, mẫu văn bản hợp đồng và các nội dung cần thiết khác;
c) Thông báo mời thầu, thông báo mời chào hàng hoặc danh sách ngắn được đăng tải theo quy định của Luật này;
d) Nguồn vốn cho gói thầu được thu xếp theo tiến độ thực hiện gói thầu;
đ) Nội dung, danh mục hàng hóa, dịch vụ và dự toán được người có thẩm quyền phê duyệt trong trường hợp mua sắm thường xuyên, mua sắm tập trung;
e) Bảo đảm bàn giao mặt bằng thi công theo tiến độ thực hiện gói thầu.
..."
Bên mời thầu phải đăng tải các thông tin nào lên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, Báo đấu thầu?
Theo quy định tại Điều 8 Luật Đấu thầu 2013 (sửa đổi bởi điểm e khoản 1 Điều 99 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020) quy định về các thông tin phải được đăng lên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, Báo đấu thầu như sau:
"Điều 8. Thông tin về đấu thầu
1. Các thông tin phải được đăng tải trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, Báo đấu thầu bao gồm:
a) Kế hoạch lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư;
b) Thông báo mời quan tâm, thông báo mời sơ tuyển;
c) Thông báo mời chào hàng, thông báo mời thầu;
d) Danh sách ngắn;
đ) Kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư;
e) Kết quả mở thầu đối với đấu thầu qua mạng;
g) Thông tin xử lý vi phạm pháp luật về đấu thầu;
h) Văn bản quy phạm pháp luật về đấu thầu;
i) Danh mục dự án đầu tư có sử dụng đất;
k) Cơ sở dữ liệu về nhà thầu, nhà đầu tư, chuyên gia đấu thầu, giảng viên đấu thầu và cơ sở đào tạo về đấu thầu;
l) Thông tin khác có liên quan.
2. Các thông tin quy định tại khoản 1 Điều này được khuyến khích đăng tải trên trang thông tin điện tử của bộ, ngành, địa phương hoặc trên các phương tiện thông tin đại chúng khác.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này."
Nhà thầu có thể thực hiện đảm bảo dự thầu bằng thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng hay không?
Thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng
Theo Điều 11 Luật Đấu thầu 2013 quy định về bảo đảm dự thầu như sau:
"Điều 11. Bảo đảm dự thầu
1. Bảo đảm dự thầu áp dụng trong các trường hợp sau đây:
a) Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chào hàng cạnh tranh đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp và gói thầu hỗn hợp;
b) Đấu thầu rộng rãi và chỉ định thầu đối với lựa chọn nhà đầu tư.
2. Nhà thầu, nhà đầu tư phải thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu trước thời điểm đóng thầu đối với hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất; trường hợp áp dụng phương thức đấu thầu hai giai đoạn, nhà thầu thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu trong giai đoạn hai.
3. Giá trị bảo đảm dự thầu được quy định như sau:
a) Đối với lựa chọn nhà thầu, giá trị bảo đảm dự thầu được quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu theo một mức xác định từ 1% đến 3% giá gói thầu căn cứ quy mô và tính chất của từng gói thầu cụ thể;
b) Đối với lựa chọn nhà đầu tư, giá trị bảo đảm dự thầu được quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu theo một mức xác định từ 0,5% đến 1,5% tổng mức đầu tư căn cứ vào quy mô và tính chất của từng dự án cụ thể.
4. Thời gian có hiệu lực của bảo đảm dự thầu được quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu bằng thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất cộng thêm 30 ngày.
..."
Theo hướng dẫn tại Mục 19 Chỉ dẫn nhà thầu Mẫu hồ sơ mời thầu xây lắp ban hành kèm theo Thông tư 03/2015/TT-BKHĐT quy định về bảo đảm dự thầu bằng thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng như sau:
"19. Bảo đảm dự thầu
19.1. Khi tham dự thầu, nhà thầu phải thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu trước thời điểm đóng thầu theo hình thức thư bảo lãnh do ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng hoạt động hợp pháp tại Việt Nam phát hành hoặc đặt cọc bằng Séc (đối với trường hợp đặt cọc) như quy định tại Mục 19.2 CDNT. Trường hợp sử dụng thư bảo lãnh thì phải lập theo Mẫu số 04 Chương IV- Biểu mẫu dự thầu hoặc theo một hình thức khác tương tự nhưng phải bao gồm đầy đủ các nội dung cơ bản của bảo lãnh dự thầu. Trường hợp HSDT được gia hạn hiệu lực theo quy định tại Mục 18.2 CDNT thì hiệu lực của bảo đảm dự thầu cũng phải được gia hạn tương ứng."
Theo đó thì nhà thầu phải thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu trước thời điểm đóng thầu đối với hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất; trường hợp áp dụng phương thức đấu thầu hai giai đoạn, nhà thầu thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu trong giai đoạn hai. Nhà thầu có thể thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu theo hình thức thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.