Nhà ở kết hợp kinh doanh cần đảm bảo điều kiện phòng cháy chữa cháy là gì? UBND xã phường thẩm quyền kiểm tra PCCC không?

Nhà ở kết hợp kinh doanh cần đảm bảo điều kiện phòng cháy chữa cháy là gì? UBND xã phường có thẩm quyền kiểm tra điều kiện phòng cháy chữa cháy đối với nhà ở kết hợp kinh doanh? Nội dung kiểm tra phòng cháy và chữa cháy đối với hộ gia đình là gì?

Nhà ở kết hợp kinh doanh cần đảm bảo điều kiện phòng cháy chữa cháy là gì?

Theo Điều 7 Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định về điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với hộ gia đình như sau:

Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với hộ gia đình
1. Hộ gia đình phải bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Luật Phòng cháy và chữa cháy.
2. Hộ gia đình sinh sống kết hợp với sản xuất, kinh doanh phải bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy sau đây:
a) Điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Có nội quy về phòng cháy và chữa cháy, về sử dụng điện, sử dụng lửa và các chất dễ cháy, nổ phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;
c) Có giải pháp thoát nạn, ngăn cháy lan, ngăn khói giữa khu vực sinh sống với khu vực sản xuất, kinh doanh.
3. Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải được chủ hộ gia đình tổ chức thực hiện và duy trì trong suốt quá trình hoạt động.
4. Hộ gia đình quy định tại khoản 2 Điều này đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp phải bảo đảm điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy tương ứng với loại hình cơ sở theo quy định tại Điều 5 Nghị định này.

Theo Điều 17 Luật Phòng cháy và chữa cháy 2001 quy định như sau:

Phòng cháy đối với nhà ở và khu dân cư
1. Nhà ở phải bố trí hệ thống điện, bếp đun nấu, nơi thờ cúng bảo đảm an toàn; các chất dễ cháy, nổ phải để xa nguồn lửa, nguồn nhiệt; chuẩn bị các điều kiện, phương tiện để sẵn sàng chữa cháy.

Như vậy, Nhà ở kết hợp kinh doanh cần đảm bảo điều kiện phòng cháy chữa cháy sau:

- Nhà ở phải bố trí hệ thống điện, bếp đun nấu, nơi thờ cúng bảo đảm an toàn; các chất dễ cháy, nổ phải để xa nguồn lửa, nguồn nhiệt; chuẩn bị các điều kiện, phương tiện để sẵn sàng chữa cháy.

- Có nội quy về phòng cháy và chữa cháy, về sử dụng điện, sử dụng lửa và các chất dễ cháy, nổ phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an

- Có giải pháp thoát nạn, ngăn cháy lan, ngăn khói giữa khu vực sinh sống với khu vực sản xuất, kinh doanh.

Nhà ở kết hợp kinh doanh cần đảm bảo điều kiện phòng cháy chữa cháy là gì? Cơ quan nào có thẩm quyền kiểm tra PCCC?

Nhà ở kết hợp kinh doanh cần đảm bảo điều kiện phòng cháy chữa cháy là gì? Cơ quan nào có thẩm quyền kiểm tra PCCC? (hình từ internet)

UBND xã phường có thẩm quyền kiểm tra điều kiện phòng cháy chữa cháy đối với nhà ở kết hợp kinh doanh không?

Theo Điều 52 Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định về ủy ban nhân dân cấp xã trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực như sau:

Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp
...
2. Ủy ban nhân dân cấp xã trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy ở địa phương và có nhiệm vụ cụ thể sau:
a) Ban hành, chỉ đạo, kiểm tra và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy; kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với khu dân cư, hộ gia đình, hộ gia đình kết hợp sản xuất, kinh doanh và cơ sở thuộc phạm vi quản lý; xử lý các hành vi vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy theo thẩm quyền;
b) Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn, giáo dục pháp luật, kiến thức về phòng cháy và chữa cháy; xây dựng phong trào toàn dân tham gia phòng cháy và chữa cháy;
c) Tổ chức quản lý đội dân phòng tại các thôn;
d) Đầu tư kinh phí cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy; trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho các đội dân phòng theo quy định;
đ) Chỉ đạo việc xây dựng và thực tập phương án chữa cháy;
e) Tổ chức chữa cháy và khắc phục hậu quả vụ cháy;
g) Thống kê, báo cáo về phòng cháy và chữa cháy lên Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Như vậy, Ủy ban nhân dân cấp xã là cơ quan có thẩm quyền kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với nhà ở kết hợp kinh doanh.

Nội dung kiểm tra phòng cháy và chữa cháy đối với hộ gia đình là gì?

Theo Điều 52 Nghị định 136/2020/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi điểm a khoản 8 Điều 1 Nghị định 50/2024/NĐ-CP quy định về nội dung kiểm tra phòng cháy và chữa cháy đối với hộ gia đình như sau:

- Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với hộ gia đình

- Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng theo quy định của Nghị định 156/2018/NĐ-CP;

- Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với công trình xây dựng trong quá trình thi công:

+ Nội quy về phòng cháy và chữa cháy, biển chỉ dẫn thoát nạn;

+ Quy định về phân công trách nhiệm bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy của chủ đầu tư, đơn vị thi công trong phạm vi thẩm quyền, chức trách, nhiệm vụ của người được phân công làm nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy;

+ Việc sử dụng hệ thống, thiết bị điện, sinh lửa, sinh nhiệt, nguồn lửa, nguồn nhiệt;

+ Trang bị phương tiện, thiết bị chữa cháy ban đầu phù hợp với tính chất, đặc điểm của công trình xây dựng;

- Việc thực hiện trách nhiệm phòng cháy và chữa cháy của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng, chủ phương tiện giao thông cơ giới, chủ hộ gia đình, chủ rừng theo quy định;

- Điều kiện của cơ sở kinh doanh dịch vụ về phòng cháy và chữa cháy theo quy định tại Điều 41 Nghị định này; việc thực hiện các hoạt động kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy của cơ sở theo ngành nghề đã được cơ quan Công an có thẩm quyền cấp;

- Hạ tầng kỹ thuật có liên quan đến phòng cháy và chữa cháy của đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao quy định tại Điều 10 và Điều 31 Nghị định này.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Thị Thanh Xuân Lưu bài viết
2,053 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào