Nhà khoa học trẻ tài năng phải đáp ứng độ tuổi bao nhiêu để được công nhận? Hồ sơ để xem xét, công nhận là nhà khoa học trẻ tài năng gồm những gì?

Nhà khoa học trẻ tài năng phải đáp ứng độ tuổi bao nhiêu để được công nhận? Hồ sơ để xem xét, công nhận là nhà khoa học trẻ tài năng gồm những gì? Các ưu đãi chính sách trọng dụng nhà khoa học trẻ tài năng được quy định thế nào? Kinh phí thực hiện chính sách trọng dụng nhà khoa học trẻ tài năng được bố trí từ nguồn nào? Anh Vương Phúc (Bảo Lộc) đặt câu hỏi.

Nhà khoa học trẻ tài năng phải đáp ứng độ tuổi bao nhiêu để được công nhận? Hồ sơ để xem xét, công nhận là nhà khoa học trẻ tài năng gồm những gì?

Căn cứ tại Điều 23 Nghị định 40/2014/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 13 Điều 1 Nghị định 27/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Tiêu chuẩn, điều kiện và trình tự, thủ tục lựa chọn, công nhận nhà khoa học trẻ tài năng và nhiệm vụ của nhà khoa học trẻ tài năng
1. Nhà khoa học trẻ tài năng là cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ dưới 35 tuổi, có trình độ tiến sĩ trở lên, có kết quả học tập xuất sắc các năm học bậc đại học và đạt một trong các tiêu chuẩn, điều kiện sau:
a) Chủ trì công trình đạt giải thưởng uy tín về khoa học và công nghệ trong nước hoặc quốc tế theo quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ;
b) Là tác giả chính ít nhất 05 bài báo khoa học được đăng trên tạp chí khoa học quốc tế có uy tín theo quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ; hoặc là tác giả của ít nhất 02 sáng chế được cấp văn bằng bảo hộ trong đó có ít nhất 01 sáng chế được ứng dụng mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội; hoặc là chủ nhiệm một nhiệm vụ khoa học và công nghệ đã được nghiệm thu mà kết quả/sản phẩm mang lại có giá trị, tác động, hiệu quả cao về kinh tế - xã hội. Cá nhân hoạt động trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn nếu không đáp ứng điều kiện này phải có ít nhất 05 bài báo khoa học được đăng trên tạp chí khoa học có mã số chuẩn quốc tế ISSN thuộc Danh mục tạp chí được tính điểm của Hội đồng giáo sư ngành, liên ngành hằng năm của Hội đồng giáo sư nhà nước và có ít nhất 03 lần tham gia chủ trì hội nghị, hội thảo khoa học chuyên ngành ở cấp quốc gia hoặc tham gia hội nghị, hội thảo khoa học chuyên ngành quốc tế.
2. Trình tự, thủ tục lựa chọn, công nhận nhà khoa học trẻ tài năng
a) Trước ngày 31 tháng 3 hằng năm, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị công nhận nhà khoa học trẻ tài năng đến Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ quốc gia. Hồ sơ được nộp trực tiếp (tại Bộ phận Một cửa) hoặc trực tuyến tại Cổng dịch vụ công của Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ quốc gia.
Hồ sơ để xem xét, công nhận là nhà khoa học trẻ tài năng gồm có;
- Bản đăng ký xét công nhận nhà khoa học trẻ tài năng (theo Mẫu số 04/KHCN ban hành kèm theo Nghị định này);
- Bản sao các văn bằng, chứng chỉ;
- Lý lịch khoa học (có xác nhận của cơ quan, đơn vị quản lý nếu cá nhân thuộc tổ chức khoa học và công nghệ công lập);
- Các tài liệu khác chứng minh đạt tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 23 Nghị định này.
b) Trước ngày 01 tháng 5 hằng năm, Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ quốc gia tổ chức xem xét, thẩm định hồ sơ và báo cáo kết quả với Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ quốc gia. Trước ngày 15 tháng 5 hằng năm, Chủ tịch Hội đồng Quản lý Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ quốc gia ra quyết định công nhận nhà khoa học trẻ tài năng đối với các cá nhân đủ điều kiện tiêu chuẩn và thông báo bằng văn bản cho những cá nhân không đủ điều kiện tiêu chuẩn được công nhận là nhà khoa học trẻ tài năng.
c) Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có quyết định của Chủ tịch Hội đồng Quản lý Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ quốc gia, Quyết định công nhận nhà khoa học trẻ tài năng được gửi đến các cá nhân và tổ chức có liên quan để thực hiện chính sách trọng dụng đối với nhà khoa học trẻ tài năng.

Theo đó, nhà khoa học trẻ tài năng là cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ dưới 35 tuổi, có trình độ tiến sĩ trở lên, có kết quả học tập xuất sắc các năm học bậc đại học và đạt một trong các tiêu chuẩn, điều kiện theo khoản 1 Điều 23 trên.

Hồ sơ để xem xét, công nhận là nhà khoa học trẻ tài năng gồm có:

- Bản đăng ký xét công nhận nhà khoa học trẻ tài năng (theo Mẫu số 04/KHCN ban hành kèm theo Nghị định 27/2020/NĐ-CP);

- Bản sao các văn bằng, chứng chỉ;

- Lý lịch khoa học (có xác nhận của cơ quan, đơn vị quản lý nếu cá nhân thuộc tổ chức khoa học và công nghệ công lập);

- Các tài liệu khác chứng minh đạt tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 23 Nghị định này.

Nhà khoa học trẻ tài năng phải đáp ứng độ tuổi bao nhiêu để được công nhận?

Nhà khoa học trẻ tài năng phải đáp ứng độ tuổi bao nhiêu để được công nhận? (Hình từ Internet)

Các ưu đãi chính sách trọng dụng nhà khoa học trẻ tài năng được quy định thế nào?

Tại Điều 24 Nghị định 40/2014/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 14 Điều 1 Nghị định 27/2020/NĐ-CP quy định về chính sách trọng dụng nhà khoa học trẻ tài năng:

Chính sách trọng dụng nhà khoa học trẻ tài năng
Nhà khoa học trẻ tài năng được hưởng các ưu đãi sau:
1. Được xét tuyển dụng đặc cách không qua thi vào làm việc trong tổ chức khoa học và công nghệ công lập và được hưởng hệ số lương 5,08 (tương đương bậc 3/8 ngạch chuyên viên chính).
2. Được ưu tiên cử tham gia các chương trình nghiên cứu sau tiến sĩ chuyên ngành khoa học và công nghệ tại các cơ sở đào tạo, cơ sở nghiên cứu ở trong nước và nước ngoài; được ưu tiên cử đi thực tập, làm việc có thời hạn tại các tổ chức khoa học và công nghệ ở nước ngoài; được ưu tiên giao trực tiếp chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ tiềm năng thuộc lĩnh vực chuyên môn.
3. Được tổ chức chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ xem xét giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được tạo ra bằng ngân sách nhà nước để thành lập hoặc góp vốn thành lập doanh nghiệp khoa học và công nghệ.
4. Được xem xét hỗ trợ kinh phí sử dụng các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia và các phòng thí nghiệm khác để thực hiện các hoạt động khoa học và công nghệ, trừ trường hợp kinh phí này đã được dự toán trong kinh phí thực hiện nhiệm vụ.
5. Được hỗ trợ kinh phí tham gia hội nghị, hội thảo khoa học chuyên ngành ở trong nước và nước ngoài tối đa 1 lần trong 1 năm; hỗ trợ kinh phí công bố kết quả khoa học và công nghệ, đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với sáng chế và giống cây trồng ở trong nước và nước ngoài, trừ trường hợp kinh phí này đã được dự toán trong kinh phí thực hiện nhiệm vụ.

Kinh phí thực hiện chính sách trọng dụng nhà khoa học trẻ tài năng được bố trí từ nguồn nào?

Theo Điều 25 Nghị định 40/2014/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 15 Điều 1 Nghị định 27/2020/NĐ-CP quy định về kinh phí thực hiện chính sách trọng dụng nhà khoa học trẻ tài năng được bố trí từ kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ trong dự toán giao cho tổ chức khoa học và công nghệ hoặc được cấp từ Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ quốc gia; các nguồn kinh phí hợp pháp khác nếu có.

Riêng kinh phí thực hiện hỗ trợ hoạt động đào tạo, bồi dưỡng đối với nhà khoa học trẻ tài năng quy định tại khoản 2 Điều 24 Nghị định 40/2014/NĐ-CP được bố trí trong dự toán kinh phí hàng năm để thực hiện hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nhân lực khoa học và công nghệ theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và các nguồn kinh phí hợp pháp khác.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,314 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào