Nhà giáo dạy trình độ sơ cấp Quản lý hồ sơ dạy học, Quản lý người học và xây dựng môi trường giáo dục, học tập như thế nào?
- Nhà giáo dạy trình độ sơ cấp Quản lý hồ sơ dạy học như thế nào?
- Tiêu chuẩn về Xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy và Xây dựng kế hoạch, thực hiện các hoạt động giáo dục với nhà giáo dạy trình độ sơ cấp như thế nào?
- Nhà giáo dạy trình độ sơ cấp Quản lý người học và xây dựng môi trường giáo dục, học tập như thế nào?
- Nhà giáo dạy trình độ sơ cấp phải học tập, bồi dưỡng nâng cao và phát triển năng lực nghề nghiệp cho người học như thế nào để đảm bảo tiêu chí về năng lực phát triển nghề nghiệp?
Nhà giáo dạy trình độ sơ cấp Quản lý hồ sơ dạy học như thế nào?
Căn cứ theo Điều 10 Thông tư 08/2017/TT-BLĐTBXH quy định Tiêu chuẩn 5 về Quản lý hồ sơ dạy học như sau:
Tiêu chuẩn 5 về Quản lý hồ sơ dạy học
1. Thực hiện đầy đủ các quy định về sử dụng biểu mẫu, sổ sách, hồ sơ dạy học.
2. Bảo quản, lưu trữ, sử dụng hồ sơ dạy học theo quy định.
Theo đó, Quản lý hồ sơ dạy học, nhà giáo dạy trình độ sơ cấp thực hiện đầy đủ các quy định về sử dụng biểu mẫu, sổ sách, hồ sơ dạy học. Đồng thời, bảo quản, lưu trữ, sử dụng hồ sơ dạy học theo quy định.
Nhà giáo dạy trình độ sơ cấp Quản lý hồ sơ dạy học như thế nào? (Hình từ Internet)
Tiêu chuẩn về Xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy và Xây dựng kế hoạch, thực hiện các hoạt động giáo dục với nhà giáo dạy trình độ sơ cấp như thế nào?
Căn cứ theo Điều 11 Thông tư 08/2017/TT-BLĐTBXH quy định Tiêu chuẩn 6 về Xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy như sau:
Tiêu chuẩn 6 về Xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy
1. Nắm được căn cứ, nguyên tắc, yêu cầu và quy trình xây dựng chương trình đào tạo trình độ sơ cấp.
2. Tham gia chỉnh lý chương trình, giáo trình, tài liệu đào tạo trình độ sơ cấp.
Căn cứ theo Điều 12 Thông tư 08/2017/TT-BLĐTBXH quy định Tiêu chuẩn 7 về Xây dựng kế hoạch, thực hiện các hoạt động giáo dục như sau:
Tiêu chuẩn 7 về Xây dựng kế hoạch, thực hiện các hoạt động giáo dục
1. Thực hiện việc giáo dục đạo đức nghề nghiệp, thái độ nghề nghiệp thông qua việc giảng dạy mô-đun theo kế hoạch đã xây dựng.
2. Đánh giá kết quả các mặt rèn luyện đạo đức của người học theo quy định một cách chính xác, công bằng và có tác dụng giáo dục.
Theo đó, xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy phải nắm được căn cứ, nguyên tắc, yêu cầu và quy trình xây dựng chương trình đào tạo trình độ sơ cấp. Và tham gia chỉnh lý chương trình, giáo trình, tài liệu đào tạo trình độ sơ cấp.
Khi xây dựng kế hoạch, thực hiện các hoạt động giáo dục, nhà giáo dạy trình độ sơ cấp thực hiện việc giáo dục đạo đức nghề nghiệp, thái độ nghề nghiệp thông qua việc giảng dạy mô-đun theo kế hoạch đã xây dựng. Đánh giá kết quả các mặt rèn luyện đạo đức của người học theo quy định một cách chính xác, công bằng và có tác dụng giáo dục.
Nhà giáo dạy trình độ sơ cấp Quản lý người học và xây dựng môi trường giáo dục, học tập như thế nào?
Căn cứ theo Điều 13 Thông tư 08/2017/TT-BLĐTBXH quy định Tiêu chuẩn 8 về Quản lý người học, xây dựng môi trường giáo dục, học tập như sau:
Tiêu chuẩn 8 về Quản lý người học, xây dựng môi trường giáo dục, học tập
1. Quản lý được các thông tin liên quan đến người học.
2. Xây dựng môi trường giáo dục, học tập lành mạnh, thuận lợi, dân chủ, hợp tác.
Theo đó, nhà giáo dạy trình độ sơ cấp Quản lý được các thông tin liên quan đến người học và xây dựng môi trường giáo dục, học tập lành mạnh, thuận lợi, dân chủ, hợp tác để đáp ứng tiêu chí về năng lực sư phạm.
Nhà giáo dạy trình độ sơ cấp phải học tập, bồi dưỡng nâng cao và phát triển năng lực nghề nghiệp cho người học như thế nào để đảm bảo tiêu chí về năng lực phát triển nghề nghiệp?
Căn cứ theo Điều 15 Thông tư 08/2017/TT-BLĐTBXH quy định về Tiêu chuẩn 1 về Học tập, bồi dưỡng nâng cao như sau:
Tiêu chuẩn 1 về Học tập, bồi dưỡng nâng cao
1. Thường xuyên tự học tập, bồi dưỡng, rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp; tham gia hội giảng các cấp.
2. Tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, cập nhật kiến thức, kỹ năng nghề, công nghệ, phương pháp giảng dạy đáp ứng yêu cầu của giáo dục nghề nghiệp.
Căn cứ theo Điều 16 Thông tư 08/2017/TT-BLĐTBXH quy định Tiêu chuẩn 2 về Phát triển năng lực nghề nghiệp cho người học như sau:
Tiêu chuẩn 2 về Phát triển năng lực nghề nghiệp cho người học
1. Hướng dẫn thực tập kết hợp với thực tiễn nghề nghiệp.
2. Tham gia bồi dưỡng nâng cao, luyện tay nghề cho học sinh giỏi các cấp.
Theo quy định trên, nhà giáo dạy trình độ sơ cấp thường xuyên tự học tập, bồi dưỡng, rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp; tham gia hội giảng các cấp.
Đồng thời,tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, cập nhật kiến thức, kỹ năng nghề, công nghệ, phương pháp giảng dạy đáp ứng yêu cầu của giáo dục nghề nghiệp.
Nhà giáo dạy trình độ sơ cấp hướng dẫn thực tập kết hợp với thực tiễn nghề nghiệp. Và tham gia bồi dưỡng nâng cao, luyện tay nghề cho học sinh giỏi các cấp để đáp ứng tiêu chuẩn 2 về Phát triển năng lực nghề nghiệp cho người học.
Lưu ý, Thông tư này không áp dụng đối với nhà giáo giảng dạy nhóm ngành đào tạo giáo viên thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo; nhà giáo giảng dạy tại các trường cao đẳng, trường trung cấp thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Công an.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.