Nhà giáo dạy trình độ sơ cấp để đảm bảo tiêu chí về năng lực chuyên môn và năng lực phát triển nghề nghiệp có mấy tiêu chuẩn?
Tiêu chí về năng lực chuyên môn đối với nhà giáo dạy trình độ sơ cấp gồm mấy tiêu chuẩn?
Căn cứ theo tiểu mục 1 Mục 1 Chương II Thông tư 08/2017/TT-BLĐTBXH, được sửa đổi bởi khoản 2, khoản 3 Điều 1 Thông tư 21/2020/TT-BLĐTBXH quy định về tiêu chí 1 về năng lực chuyên môn như sau:
TIÊU CHÍ 1 VỀ NĂNG LỰC CHUYÊN MÔN
Điều 3. Tiêu chuẩn 1 về Trình độ chuyên môn
1. Có bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp hoặc trung cấp nghề hoặc trung cấp trở lên, có chuyên ngành đào tạo phù hợp với nghề giảng dạy hoặc có một trong các chứng chỉ kỹ năng nghề phù hợp với nghề giảng dạy để dạy trình độ sơ cấp sau: Chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc 1 hoặc chứng nhận bậc thợ 3/7, 2/6 hoặc chứng nhận nghệ nhân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc tương đương trở lên.
2. Nắm vững kiến thức của mô-đun được phân công giảng dạy.
3. Có kiến thức về các mô-đun liên quan trong nghề.
4. Hiểu biết về thực tiễn nghề nghiệp và nắm vững kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động của nghề được phân công giảng dạy.
5. Thực hiện thành thạo các kỹ năng nghề quy định trong chương trình mô-đun được phân công giảng dạy.
6. Biết tổ chức lao động sản xuất, dịch vụ của nghề được phân công giảng dạy.
Điều 4. Tiêu chuẩn 2 về Trình độ ngoại ngữ
Có năng lực sử dụng ngoại ngữ trong thực hiện nhiệm vụ của nhà giáo dạy trình độ sơ cấp theo yêu cầu vị trí việc làm do người đứng đầu cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp quy định.
Điều 5. Tiêu chuẩn 3 về Trình độ tin học
Có năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện nhiệm vụ của nhà giáo dạy trình độ sơ cấp theo yêu cầu vị trí việc làm do người đứng đầu cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp quy định.
Như vậy, tiêu chí về năng lực chuyên môn đối với nhà giáo dạy trình độ sơ cấp gồm 03 tiêu chuẩn sau:
- Tiêu chuẩn 1 về Trình độ chuyên môn;
- Tiêu chuẩn 2 về Trình độ ngoại ngữ;
- Tiêu chuẩn 3 về Trình độ tin học.
Từng tiêu chuẩn được quy định cụ thể trên.
Tiêu chí về năng lực phát triển nghề nghiệp đối với nhà giáo dạy trình độ sơ cấp gồm mấy tiêu chuẩn? (Hình từ Internet)
Tiêu chí về năng lực phát triển nghề nghiệp đối với nhà giáo dạy trình độ sơ cấp gồm mấy tiêu chuẩn?
Căn cứ theo tiểu mục 3 Mục 1 Chương II Thông tư 08/2017/TT-BLĐTBXH quy định về tiêu chí 3 về năng lực phát triển nghề nghiệp như sau:
TIÊU CHÍ 3 VỀ NĂNG LỰC PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP
Điều 15. Tiêu chuẩn 1 về Học tập, bồi dưỡng nâng cao
1. Thường xuyên tự học tập, bồi dưỡng, rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp; tham gia hội giảng các cấp.
2. Tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, cập nhật kiến thức, kỹ năng nghề, công nghệ, phương pháp giảng dạy đáp ứng yêu cầu của giáo dục nghề nghiệp.
Điều 16. Tiêu chuẩn 2 về Phát triển năng lực nghề nghiệp cho người học
1. Hướng dẫn thực tập kết hợp với thực tiễn nghề nghiệp.
2. Tham gia bồi dưỡng nâng cao, luyện tay nghề cho học sinh giỏi các cấp.
Theo quy định trên, tiêu chí về năng lực phát triển nghề nghiệp đối với nhà giáo dạy trình độ sơ cấp gồm 2 tiêu chuẩn như sau:
- Tiêu chuẩn 1 về Học tập, bồi dưỡng nâng cao;
- Tiêu chuẩn 2 về Phát triển năng lực nghề nghiệp cho người học.
Nội dung từng tiêu chuẩn tham khảo theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 cụ thể trên.
Để đánh giá và xếp loại nhà giáo dạy trình độ sơ cấp căn cứ vào đâu?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 47 Thông tư 08/2017/TT-BLĐTBXH, được sửa đổi bởi khoản 10 Điều 1 Thông tư 21/2020/TT-BLĐTBXH quy định về căn cứ đánh giá, xếp loại nhà giáo như sau:
Căn cứ đánh giá, xếp loại nhà giáo
1. Đối với nhà giáo dạy trình độ sơ cấp: Có 03 tiêu chí, 14 tiêu chuẩn, 35 chỉ số. Các chỉ số thể hiện bằng Điều 4, Điều 5; các khoản của Điều 3 và các khoản của các điều từ Điều 6 đến Điều 16 của Thông tư này.
...
Theo đó, đối với nhà giáo dạy trình độ sơ cấp: Có 03 tiêu chí, 14 tiêu chuẩn, 35 chỉ số. Các chỉ số thể hiện bằng Điều 4, Điều 5; các khoản của Điều 3 và các khoản của các điều từ Điều 6 đến Điều 16 của Thông tư này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.