Nhà đầu tư nước ngoài có nhu cầu đầu tư vào Việt Nam trong lĩnh vực dịch vụ thương mại điện tử có bắt buộc phải thành lập doanh nghiệp hay không?

Tôi có thắc mắc muốn được giải đáp như sau nhà đầu tư nước ngoài có nhu cầu đầu tư vào Việt Nam trong lĩnh vực dịch vụ thương mại điện tử có bắt buộc phải thành lập doanh nghiệp hay không? Câu hỏi của anh Q.A.A đến từ TP.HCM.

Nhà đầu tư nước ngoài có nhu cầu đầu tư vào Việt Nam trong lĩnh vực dịch vụ thương mại điện tử có bắt buộc phải thành lập doanh nghiệp hay không?

Theo quy định tại Điều 67c Nghị định 52/2013/NĐ-CP được bổ sung bởi khoản 24 ĐIều 1 Nghị định 85/2021/NĐ-CP quy định về điều kiện tiếp cận thị trường của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực dịch vụ thương mại điện tử như sau:

Điều kiện tiếp cận thị trường của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực dịch vụ thương mại điện tử
1. Hoạt động cung cấp dịch vụ thương mại điện tử là ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài.
2. Các điều kiện tiếp cận thị trường gồm:
a) Nhà đầu tư nước ngoài đầu tư kinh doanh hoạt động cung cấp dịch vụ thương mại điện tử tại Việt Nam theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 21 Luật Đầu tư;

Đồng thời, theo quy định tại Điều 21 Luật Đầu tư 2020 quy định về hình thức đầu tư như sau:

Hình thức đầu tư
1. Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế.
2. Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp.
3. Thực hiện dự án đầu tư.
4. Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.
5. Các hình thức đầu tư, loại hình tổ chức kinh tế mới theo quy định của Chính phủ.

Như vậy, nhà đầu tư nước ngoài có nhu cầu đầu tư vào Việt Nam trong lĩnh vực dịch vụ thương mại điện tử có thể lựa chọn 02 hình thức đầu tư sau:

- Thành lập tổ chức kinh tế tại Việt Nam, hoặc

- Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp.

Trong đó, theo quy định tại khoản 16 Điều 3 Nghị định 52/2013/NĐ-CP được bổ sung bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 85/2021/NĐ-CP thì:

Dịch vụ thương mại điện tử là hoạt động thương mại điện tử theo đó thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ thương mại điện tử thiết lập website thương mại điện tử để cung cấp môi trường cho thương nhân, tổ chức, cá nhân khác tiến hành hoạt động xúc tiến thương mại, bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ.

Thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ thương mại điện tử không bao gồm các thương nhân, tổ chức chỉ thực hiện cung cấp dịch vụ thiết kế website và không tham gia trực tiếp vào hoạt động kinh doanh, điều hành hoặc điều phối các hoạt động trên website đó.

Nhà đầu tư nước ngoài có nhu cầu đầu tư vào Việt Nam trong lĩnh vực thương mại điện tử có bắt buộc phải thành lập doanh nghiệp hay không?

Nhà đầu tư nước ngoài có nhu cầu đầu tư vào Việt Nam trong lĩnh vực thương mại điện tử có bắt buộc phải thành lập doanh nghiệp hay không? (Hình từ Internet)

Nhà đầu tư nước ngoài có được đầu tư vào Việt Nam thông qua hợp đồng hợp tác kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ thương mại điện tử không?

Hợp đồng hợp tác kinh doanh là gì?

Theo quy định tại khoản 14 Điều 3 Luật Đầu tư 2020 thì hợp đồng hợp tác kinh doanh (sau đây gọi là hợp đồng BCC) là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh, phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm theo quy định của pháp luật mà không thành lập tổ chức kinh tế.

Nhà đầu tư nước ngoài có được đầu tư vào Việt Nam thông qua hợp đồng hợp tác kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ thương mại điện tử không?

Như đã phân tích ở mục trên thì trong trường hợp nhà đầu tư nước ngoài có nhu cầu đầu tư vào Việt Nam trong lĩnh vực thương mại điện tử thì phải đáp ứng các điều kiện về tiếp cận thị trường theo quy định trong đó,

Nhà đầu tư đầu nước ngoài chỉ có thể lựa chọn 02 hình thức đầu tư sau:

(i) Thành lập tổ chức kinh tế tại Việt Nam, hoặc

(ii) Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp.

Hay nói cách khác, hiện nay, việc đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh là chưa được cho phép đối với nhà đầu tư nước ngoài.

Việc tổ chức thông tin, phổ biến, truyền thông về pháp luật liên quan đến hoạt động thương mại điện tử thuộc trách nhiệm của cơ quan nào?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 80 Nghị định 52/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 25 Điều 1 Nghị định 85/2021/NĐ-CP thì trách nhiệm của Bộ Công thương được quy định như sau:

Tổ chức thực hiện
1. Bộ Công Thương có trách nhiệm:
a) Thực hiện quản lý hoạt động thương mại điện tử, thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực thương mại;
b) Phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an trong bảo vệ an toàn thông tin, an ninh mạng đối với hoạt động thương mại điện tử. Kiến nghị Bộ Công an xử lý theo pháp luật đối với các hành vi vi phạm về an ninh mạng trong thương mại điện tử;
c) Tổ chức thông tin, phổ biến, truyền thông về pháp luật liên quan đến hoạt động thương mại điện tử;
d) Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại và xử lý vi phạm về hoạt động thương mại điện tử;
đ) Hướng dẫn, kiểm tra việc tổ chức thực hiện Nghị định này.

Như vậy, Bộ Công Thương có trách nhiệm trong việc tổ chức thông tin, phổ biến, truyền thông về pháp luật liên quan đến hoạt động thương mại điện tử theo quy định.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,001 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào