Nhà cung cấp dịch vụ lặn có ống thở có thể là cá nhân không? Điều kiện tiên quyết để tham gia lặn có ống thở là gì?

Tôi có thắc mắc liên quan đến hoạt động lặn có ống thở như sau: Nhà cung cấp dịch vụ lặn có ống thở có thể là cá nhân không? Điều kiện tiên quyết để tham gia lặn có ống thở là gì? Câu hỏi của chị N.T.P ở Bình Dương.

Nhà cung cấp dịch vụ lặn có ống thở có thể là cá nhân không?

Theo tiểu mục 3.1 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13827:2023 (ISO 13289:2011) thì lặn có ống thở là hoạt động bơi lội có sử dụng mặt nạ lặn, ống thở và chân vịt, người tham gia vẫn ở trên mặt nước hoặc thỉnh thoảng nín thở lặn xuống và có thể sử dụng thiết bị nổi để hỗ trợ nổi trên mặt nước, tùy thuộc vào điều kiện môi trường và khả năng của người tham gia.

Theo quy định tại tiểu mục 3.2 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13827:2023 (ISO 13289:2011) về nhà cung cấp dịch vụ lặn có ống thở như sau:

Nhà cung cấp dịch vụ (service provider)
Pháp nhân, bao gồm cả mọi cá nhân đại diện cho thực thể đó, cung cấp các chuyến lặn có ống thở với mục đích du ngoạn.
CHÚ THÍCH: Pháp nhân có thể là một cá nhân hoặc một tổ chức.

Theo đó, nhà cung cấp dịch vụ lặn có ống thở có thể là một cá nhân hoặc một tổ chức.

Điều kiện tiên quyết để tham gia lặn có ống thở là gì?

Theo Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13827:2023 (ISO 13289:2011) thì điều kiện tiên quyết để tham gia lặn có ống thở gồm:

(1) Người vị thành niên: Phải có sự đồng ý bằng văn bản của cha mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp nếu học viên đang ở tuổi vị thành niên.

(2) Yêu cầu về sức khỏe và thể lực

Các nhà cung cấp dịch vụ phải thông báo cho những người tham gia về các vấn đề sức khỏe và thể lực liên quan đến hoạt động lặn có ống thở.

Đặc biệt, người tham gia phải được tư vấn về các yếu tố rủi ro, bao gồm những yếu tố liên quan đến bệnh tim, bệnh phổi và các tình trạng có thể dẫn đến mất ý thức nhanh chóng.

Phải chú ý đến những rủi ro liên quan đến việc tăng độ tuổi hoặc giảm thể lực trong quá trình hoạt động thể chất.

Những người tham gia kiểm soát những rủi ro này phải lưu ý những điều sau:

- Thông báo cho nhà cung cấp dịch vụ về mọi tình trạng y tế bất lợi.

- Sử dụng thiết bị nổi.

- Lặn có ống thở cùng với một bạn lặn thích hợp.

- Luôn ở trong vùng xung quanh gần với hướng dẫn viên lặn.

- Kết thúc hoặc hạn chế hoạt động trước khi trở nên mệt mỏi, lạnh hoặc căng thẳng quá mức.

Dịch vụ lặn có ống thở

Dịch vụ lặn có ống thở (Hình từ Internet)

Các hoạt động dưới nước trong quá trình lặn có ống thở phải đảm bảo những yêu cầu nào?

Căn cứ Mục 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13827:2023 (ISO 13289:2011) thì các hoạt động dưới nước trong quá trình lặn có ống thở phải đảm bảo những yêu cầu sau:

(1) Trong quá trình thực hiện chuyến du ngoạn, hướng dẫn viên lặn có ống thở có trách nhiệm giám sát an toàn cho những người tham gia.

(2) Nhà cung cấp dịch vụ phải giới hạn số lượng người tham gia cho mỗi hướng dẫn viên lặn có ống thở ở những nơi có điều kiện môi trường kém lý tưởng hơn, ví dụ: nơi có chuyển động nước lớn.

Nhà cung cấp dịch vụ cũng có thể sử dụng các thiết bị hỗ trợ bổ sung để cải thiện an toàn, chẳng hạn các đường dây nổi, các trạm hỗ trợ mặt nước và/hoặc các chỉ báo ranh giới khu vực.

(3) Nhà cung cấp dịch vụ phải đảm bảo rằng trong các chuyến lặn ở vùng nước mở, những người tham gia được trang bị và lắp đúng thiết bị lặn có ống thở phù hợp với 3.9.

(4) Trong khi lặn ở vùng nước mở bất kỳ, hướng dẫn viên lặn có ống thở không được tham gia vào mọi hoạt động khác ngoài việc giám sát trực tiếp những người tham gia.

(5) Ít nhất phải có một hướng dẫn viên lặn có ống thở trong một chuyển lặn có ống thở với mục đích du ngoạn. Khi có nhiều hơn một người, thì một người sẽ được chỉ định là hướng dẫn viên dẫn đầu cho chuyến lặn đó và phải chịu trách nhiệm chung về việc đảm bảo đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn này.

Khi chỉ định người tham gia cùng hướng dẫn viên thì nhà cung cấp dịch vụ lặn có ống thở phải xem xét yếu tố nào?

Theo tiểu mục 8.1 Mục 8 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13827:2023 (ISO 13289:2011), khi chỉ định người tham gia cùng hướng dẫn viên thì nhà cung cấp dịch vụ lặn có ống thở phải xem xét những yếu tố sau:

- Kích thước, loại và vị trí của địa điểm lặn.

- Số lượng người tham gia.

- Xem xét về giao tiếp và ngôn ngữ.

- Kinh nghiệm lặn và trình độ kỹ năng lặn của người tham gia.

- Thể lực và năng lực của người tham gia.

- Kỹ năng và sự sẵn sàng của nhân viên hỗ trợ.

- Thiết bị có sẵn (ví dụ: radio, tàu liên lạc, thiết bị cứu hộ).

- Hiệu quả của việc quan sát, ví dụ: tầm nhìn dưới nước hoặc độ cao của mắt người quan sát trên chốt quan sát.

Lưu ý: Nhà cung cấp dịch vụ phải chỉ định những người tham gia tạo thành các cặp bạn lặn để thực hiện chuyến du ngoạn.

Hướng dẫn viên cần khuyên những người tham gia giữ thành các cặp bạn lặn khi ở dưới nước và một người trong cặp cần quan sát từ trên mặt nước nếu người kia lặn bên dưới.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

627 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào