Nhà cao tầng phải lắp hệ thống thông gió ở những vị trí nào? Để đảm bảo phòng cháy chữa cháy thì hệ thống thông gió phải được thiết kế như thế nào?

Cho anh hỏi nhà cao tầng phải lắp hệ thống thông gió ở những vị trí nào vậy em? Để đảm bảo các yêu cầu về phòng cháy chữa cháy thì hệ thống thông gió phải được thiết kế như thế nào? - Anh Văn Trung (Quảng Bình).

Nhà cao tầng phải lắp hệ thống thông gió ở những vị trí nào?

Căn cứ theo Mục 11 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6160:1996 quy định về yêu cầu đối với việc thông gió và hút khói trong nhà cao tầng cụ thể như sau:

Thông gió và hút khói
11.1. Tất cả các nhà cao tầng phải lắp hệ thống thông gió, hút khói ở hành lang và buồng thang. Những bộ phận của hệ thống này phải được làm bằng vật liệu không cháy.
11.2. Khi thiết kế hệ thống thông gió nhà ăn và khu vệ sinh, cho phép :
1) Ghép hệ thống thông gió từ phòng bể tắm (không có vệ sinh) với hệ thống thông gió từ nhà ăn của các căn nhà;
2) Ghép hệ thống thông gió từ nhà xí và nhà tắm hoặc buồng tắm cùng một căn hộ.
3) Ghép các hệ thống thông gió từ nhà ăn và phòng vệ sinh bố trí ở các tầng vào hệ thống chung, khoảng cách ghép không thấp hơn chiều cao một tầng và phải có lưới điều chỉnh;
4) Thiết bị quạt đẩy ra của nhà ăn chỉ được lắp khi nhà ăn không sử dụng đun nấu bằng khí đốt.
11.3. Thông gió hay thổi gió ở buồng cầu thang kín phải bảo đảm an toàn cho các thiết bị của hầm thang và cho việc đóng mở cửa sổ.
Thông gió buồng thang không có chiếu sáng tự nhiên thông qua hầm hoặc rãnh đẩy.
11.4. Để đẩy khói từ hành lang hoặc phòng đệm của mỗi tầng, phải thiết kế hầm đẩy cưỡng bức và có van ở mỗi tầng. Lưu lượng đẩy của quạt, mặt cắt hầm đẩy, van điều khiển được xác định theo tính toán. Van và quạt phải được đóng mở tự động bằng các đầu báo và bằng các nút điều khiển ở mỗi tầng.
11.5. Để khói từ thang máy, buồng thang không lan vào các tầng thì các tầng phải đảm bảo áp suất dư của không khí là 2KG/m2 khi có một cửa mở.
11.6. Để khói không lan vào buồng thang, thang máy và ngược lại thì cửa vào buồng thang phải thiết kế phòng đệm có cửa tự động đóng và có đệm kín và có hệ thống điều áp với áp suất dư của không khí ở phòng đệm không nhỏ hơn 2KG/m2

Như vậy, theo quy định nêu trên thì nhà cao tầng bắt buộc phải lắp hệ thống thông gió ở hành lang và buồng thang. Những bộ phận của hệ thống thông gió phải được làm bằng vật liệu không cháy.

Đồng thời, để đảm bảo những yêu cầu cơ bản về phòng cháy chữa cháy thì hệ thống thông gió trong nhà cao tầng cần phải lưu ý đáp ứng những nội dung quy định trên đây.

Nhà cao tầng

Hệ thống thông gió của nhà cao tầng? (Hình từ Internet)

Nhà cao tầng khi có cháy thì có thể sử dụng thang máy để thoát nạn không?

Theo Mục 9 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6160:1996 thì thang máy trong nhà cao tầng phải đáp ứng những yêu cầu về phòng cháy chữa cháy như sau:

Thang máy
9.1. Nhà cao tầng thường được lắp thang máy hoạt động thường xuyên để phục vụ người ở và vận chuyển đồ dùng sinh hoạt.
9.2. Không cho phép bố trí các đường ống kĩ thuật trong giếng thang, buồng máy và buồng puly thang máy.
9.3. Trước khi vào thang máy phải có phòng đệm hoặc sảnh để tập kết người hoặc hàng hóa. Chiều rộng của diện tích ấy không được nhỏ hơn:
- 1,2 m đối với thang chở người có tải trọng nâng 320 kg;
- 1,4 m đối với thang chở người có tải trọng nâng 500 kg;
- 1,6 m đối với thang chở người và hàng hoá có tải trọng nâng 500 kg khi chiều rộng lối vào thang máy bằng chiều rộng cửa thang;
- 2,1m đối với thang chở người và hàng hoá có tải trọng nâng 500 kg khi chiều rộng lối vào nhỏ hơn chiều rộng cửa thang.
9.4. ở tầng l và tầng chân tường được bố trí phòng hướng dẫn điều khiển thang máy và các thiết bị kĩ thuật khác với diện tích không lớn hơn 10m2 cho một nhà và không lớn hơn 20m2 cho một nhóm nhà.
9.5. Thang máy không được dùng làm thang thoát nạn khi có cháy.

Theo đó, pháp luật đã quy định không được phép dùng thang máy làm thang thoát nạn khi nhà cao tầng xảy ra cháy.

Lối thoát nạn trong nhà cao tầng được coi là an toàn khi nào?

Căn cứ theo tiểu mục 8.3 Mục 8 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6160:1996 thì lối thoát nạn trong nhà cao tầng được coi là an toàn khi bảo đảm một trong các điều kiện sau :

(1) Đi từ các phòng ở tầng l trực tiếp ra ngoài hay qua tiền sảnh ra ngoài;

(3) Đi từ các phòng bất kì ở tầng nào đó (trừ tầng l) ra hành lang có lối ra;

- Cầu thang an toàn hay hành lang an toàn từ đó có lối đi ra khỏi nhà;

- Cầu thang ngoài nhà, hành lang ngoài nhà, có lối đi ra khỏi nhà.

(3) Đi từ các phòng bất kì vào phòng bên cạnh ở cùng tầng (trừ tầng 1) từ đó có lối thoát như chỉ dẫn ở phần a và b.

Lưu ý: Những quy định nêu trên đây được áp dụng đối với những nhà cao tầng có chiều cao từ 25m đến 100m (tương đương từ 10 tầng đến 30 tầng) và không áp dụng cho những nhà cao trên 100m.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đinh Thị Ngọc Huyền Lưu bài viết
2,238 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào