Nhà cao tầng là gì? Có mấy loại nhà cao tầng? Đối tượng quan trắc địa kỹ thuật chính đối với nhà cao tầng là gì?

Nhà cao tầng là gì? Phân loại nhà cao tầng thành mấy loại? Đối tượng quan trắc địa kỹ thuật chính đối với nhà cao tầng là gì? Các vấn đề chủ yếu cần giải quyết trong khảo sát địa kỹ thuật cho nhà cao tầng là gì?

Nhà cao tầng là gì? Có mấy loại nhà cao tầng?

Theo Phụ lục B bàn hành kèm theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9363:2012 về Khảo sát cho xây dựng - Khảo sát địa kỹ thuật cho nhà cao tầng quy định như sau:

B.1 Định nghĩa nhà cao tầng theo Uỷ ban Nhà cao tầng Quốc tế:
Ngôi nhà mà chiều cao của nó là yếu tố quyết định các điều kiện thiết kế, thi công hoặc sử dụng khác với các ngôi nhà thông thường thì được gọi là nhà cao tầng.
B.2 Căn cứ vào chiều cao và số tầng nhà, Uỷ ban Nhà cao tầng Quốc tế phân nhà cao tầng ra 4 loại như sau:
- Nhà cao tầng loại 1: từ 9 tầng đến 16 tầng (cao nhất 50 m);
- Nhà cao tầng loại 2: từ 17 tầng đến 25 tầng (cao nhất 75 m);
- Nhà cao tầng loại 3: từ 26 tầng đến 40 tầng (cao nhất 100 m);
- Nhà cao tầng loại 4: từ 40 tầng trở lên (gọi là nhà siêu cao tầng).

Như vậy, nhà cao tầng là ngôi nhà mà chiều cao của nó là yếu tố quyết định các điều kiện thiết kế, thi công hoặc sử dụng khác với các ngôi nhà thông thường.

Căn cứ vào chiều cao và số tầng nhà, Uỷ ban Nhà cao tầng Quốc tế phân loại nhà cao tầng ra 4 loại như sau:

- Nhà cao tầng loại 1: từ 9 tầng đến 16 tầng (cao nhất 50 m);

- Nhà cao tầng loại 2: từ 17 tầng đến 25 tầng (cao nhất 75 m);

- Nhà cao tầng loại 3: từ 26 tầng đến 40 tầng (cao nhất 100 m);

- Nhà cao tầng loại 4: từ 40 tầng trở lên (gọi là nhà siêu cao tầng).

Nhà cao tầng là gì? Có mấy loại nhà cao tầng?

Nhà cao tầng là gì? Có mấy loại nhà cao tầng? (hình từ internet)

Đối tượng quan trắc địa kỹ thuật chính đối với nhà cao tầng là gì?

Theo Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9363:2012 về Khảo sát cho xây dựng - Khảo sát địa kỹ thuật cho nhà cao tầng quy định như sau:

6 Quan trắc địa kỹ thuật
6.1 Quan trắc địa kỹ thuật nhằm mục đích theo dõi sự thay đổi biến dạng và độ bền của đất đá cũng như của công trình xây dựng trong quá trình thi công và khai thác. Vị trí và thời gian quan trắc được xác định tuỳ theo đặc điểm công trình xây dựng và điều kiện địa kỹ thuật khu vực xây dựng.
6.2 Quan trắc địa kỹ thuật phải phản ánh được quy mô, trị số của các hiện tượng theo không gian và thời gian, phát hiện chiều hướng phát triển của các hiện tượng bất lợi nhằm hoạch định các biện pháp phòng chống hữu hiệu.
6.3 Đối với nhà cao tầng, đối tượng quan trắc chính là nhà và hố móng đào sâu.
6.4 Đối với nhà, công tác quan trắc chủ yếu là quan trắc độ lún, độ nghiêng, nứt và hư hỏng. Thiết bị quan trắc, phương pháp quan trắc và tiêu chuẩn đo cần phù hợp với các yêu cầu của TCVN 9364:2012.
6.5 Đối với hố đào sâu, quan trắc địa kỹ thuật chủ yếu phục vụ thi công, bao gồm:
- Lún bề mặt đất xung quanh hố đào;
- Chuyển vị ngang thành hố đào;
- Mực nước ngầm hoặc mực thuỷ áp;
- Bùng nền đáy hố đào;
- Chuyển vị đỉnh tường cừ;
- Áp lực đất tác dụng vào tường cừ;
- Chuyển vị và ứng suất trong các thanh chống của hệ chống đỡ;
- Biến dạng nhà và công trình lân cận.
...

Như vậy, đối tượng quan trắc địa kỹ thuật chính đối với nhà cao tầng là nhà và hố móng đào sâu.

Các vấn đề chủ yếu cần giải quyết trong khảo sát địa kỹ thuật cho nhà cao tầng là gì?

Theo tiều mục 4.5 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9363:2012 về Khảo sát cho xây dựng - Khảo sát địa kỹ thuật cho nhà cao tầng quy định các vấn đề chủ yếu cần giải quyết trong khảo sát địa kỹ thuật cho nhà cao tầng như sau:

- Làm sáng tỏ điều kiện địa chất công trình của khu vực xây dựng, bao gồm: đặc điểm địa kiến tạo (địa tầng, cấu trúc địa chất, kiến tạo); Địa hình - địa mạo; Địa chất thuỷ văn; Các quá trình và hiện tượng địa chất động lực công trình; Tính chất cơ lý của đất đá; Vật liệu xây dựng thiên nhiên.

- Trong mọi trường hợp, đều phải chỉ rõ vị trí và những đặc điểm của lớp đất có thể mang phần lớn hoặc phần đáng kể của tải trọng công trình (gọi là lớp mang tải).

- Khi lớp mang tải ở tương đối sâu hoặc sâu, phải dùng móng cọc để truyền tải trọng xuống, cần cung cấp những thông tin về phạm vi phân bố cùng các tính chất cơ lý của mỗi lớp đất mà cọc xuyên qua, hệ số ma sát của đất với cọc, khả năng phát sinh lực ma sát âm lên cọc trong trường hợp sử dụng cọc ma sát và đặc biệt là của lớp đất chịu lực dưới mũi cọc trong trường hợp sử dụng cọc chống.

- Khi lớp mang tải là đá cần làm rõ mức độ phong hoá và nứt nẻ, chỉ số RQD, các tính chất vật lý cần thiết, sức kháng nén dọc trục của lõi đá. Trong một số trường hợp cần xác định sức kháng cắt, kháng tách vỡ của đá.

- Khi có một hoặc một số quá trình và hiện tượng địa chất động lực công trình (động đất, lũ quét, lũ bùn đá, trượt lở, karst,...), ngoài việc giải quyết các vấn đề nêu trên, cần tham khảo các tiêu chuẩn tương ứng để thực hiện những khảo sát bổ sung.

- Khi dự kiến áp dụng các giải pháp xử lý nền, cần tiến hành thử nghiệm và quan trắc trước cũng như sau khi xử lý.

- Khi thiết kế hố đào sâu, cần thí nghiệm và dự báo khả năng hạ thấp mực nước ngầm, mức độ ảnh hưởng tới các công trình lân cận, kiến nghị các giải pháp xử lý nếu cần.

Xem thêm: Xây nhà cao tầng ở gần sân bay được không?

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Thị Thanh Xuân Lưu bài viết
147 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào