Nhà biệt thự nhóm 1 là gì? Cá nhân nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà biệt thự tại Việt Nam?

Nhà biệt thự nhóm 1 là gì? Việc quản lý sử dụng và bảo trì cải tạo nhà biệt thự nhóm một phải bảo đảm nguyên tắc gì? Cá nhân nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà biệt thự tại Việt Nam theo quy định pháp luật?

Nhà biệt thự nhóm 1 là gì?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 123 Luật Nhà ở 2023 như sau:

Quản lý, sử dụng nhà biệt thự
1. Nhà biệt thự được phân thành 03 nhóm sau đây:
a) Nhà biệt thự nhóm một là nhà biệt thự được xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa; nhà biệt thự có giá trị điển hình về kiến trúc, nhà cổ do hội đồng quy định tại khoản 2 Điều 122 của Luật này xác định và lập danh sách để trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt;
b) Nhà biệt thự nhóm hai là nhà biệt thự không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này nhưng có giá trị về nghệ thuật, kiến trúc, văn hóa, lịch sử do hội đồng quy định tại khoản 2 Điều 122 của Luật này xác định và lập danh sách để trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt;
c) Nhà biệt thự nhóm ba là nhà biệt thự không thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này.
...

Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì nhà biệt thự nhóm 1 là nhà biệt thự được xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa; nhà biệt thự có giá trị điển hình về kiến trúc, nhà cổ do hội đồng (bao gồm đại diện các cơ quan về kiến trúc, xây dựng, văn hóa cấp tỉnh, hội nghề nghiệp và nhà khoa học có liên quan) xác định và lập danh sách để trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.

Nhà biệt thự nhóm 1 là gì? Cá nhân nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà biệt thự tại Việt Nam?

Nhà biệt thự nhóm 1 là gì? Cá nhân nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà biệt thự tại Việt Nam? (Hình từ Internet)

Việc quản lý sử dụng và bảo trì cải tạo nhà biệt thự nhóm 1 phải bảo đảm nguyên tắc gì?

Việc quản lý sử dụng và bảo trì cải tạo nhà biệt thự nhóm 1 phải bảo đảm nguyên tắc theo quy định tại khoản 2 Điều 123 Luật Nhà ở 2023 như sau:

Quản lý, sử dụng nhà biệt thự
...
2. Việc quản lý, sử dụng và bảo trì, cải tạo nhà biệt thự phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
a) Nhà biệt thự phải tuân thủ quy định của Luật này, pháp luật về quy hoạch, pháp luật về kiến trúc và pháp luật về xây dựng; trường hợp có giá trị nghệ thuật, văn hóa, lịch sử thì còn phải tuân thủ quy định của pháp luật về di sản văn hóa;
b) Đối với nhà biệt thự nhóm một phải giữ nguyên kiến trúc bên ngoài, bao gồm cả hình dáng kiến trúc; cấu trúc bên trong; mật độ xây dựng, số tầng và chiều cao;
c) Đối với nhà biệt thự nhóm hai phải giữ nguyên kiến trúc bên ngoài.

Như vậy, việc quản lý sử dụng và bảo trì cải tạo nhà biệt thự nhóm 1 phải bảo đảm nguyên tắc sau đây:

- Thủ quy định của Luật này, pháp luật về quy hoạch, pháp luật về kiến trúc và pháp luật về xây dựng; trường hợp có giá trị nghệ thuật, văn hóa, lịch sử thì còn phải tuân thủ quy định của pháp luật về di sản văn hóa;

- Giữ nguyên kiến trúc bên ngoài, bao gồm cả hình dáng kiến trúc; cấu trúc bên trong; mật độ xây dựng, số tầng và chiều cao;

Cá nhân nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà biệt thự tại Việt Nam?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Luật Nhà ở 2023 như sau:

Tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở và hình thức được sở hữu nhà ở tại Việt Nam
1. Tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam bao gồm:
a) Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;
b) Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài, quỹ đầu tư nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam (sau đây gọi chung là tổ chức nước ngoài);
c) Cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam.
...

Và theo quy định tại Điều 19 Luật Nhà ở 2023 có quy định như sau:

Số lượng nhà ở mà tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu tại Việt Nam
1. Tổ chức, cá nhân nước ngoài quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 17 của Luật này chỉ được mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế và sở hữu không quá 30% số lượng căn hộ trong một tòa nhà chung cư, nếu là nhà ở riêng lẻ bao gồm nhà biệt thự, nhà ở liền kề thì trên một khu vực có quy mô về dân số tương đương một phường chỉ được mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế và sở hữu không quá 250 căn nhà.
2. Trường hợp trong một khu vực có số dân tương đương một phường mà có nhiều nhà chung cư hoặc đối với nhà ở riêng lẻ trên một tuyến phố thì tổ chức, cá nhân nước ngoài được mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế và sở hữu không quá số lượng căn hộ, số lượng nhà ở riêng lẻ quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Chính phủ quy định yêu cầu về khu vực cần bảo đảm quốc phòng, an ninh, tiêu chí quy đổi quy mô về dân số tương đương một phường, số lượng nhà ở mà tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu, việc gia hạn thời hạn sở hữu nhà ở và việc quản lý, sở hữu nhà ở của tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam.

Như vậy, đối với nhà biệt thự thì cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam chỉ được mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế và sở hữu không quá 250 căn nhà trên một khu vực có quy mô về dân số tương đương một phường.

Trường hợp trong một khu vực có số dân tương đương một phường mà có nhiều nhà biệt thự trên một tuyến phố thì cá nhân nước ngoài được mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế và sở hữu không quá số lượng căn hộ, số lượng nhà nêu trên.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

253 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào