Nguyên tắc phòng chống bệnh truyền nhiễm như thế nào? Nội dung phối hợp trong giám sát bệnh lây truyền từ động vật sang người phải như thế nào?
Nguyên tắc phòng chống bệnh truyền nhiễm như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm 2007 như sau:
Nguyên tắc phòng, chống bệnh truyền nhiễm
1. Lấy phòng bệnh là chính trong đó thông tin, giáo dục, truyền thông, giám sát bệnh truyền nhiễm là biện pháp chủ yếu. Kết hợp các biện pháp chuyên môn kỹ thuật y tế với các biện pháp xã hội, hành chính trong phòng, chống bệnh truyền nhiễm.
2. Thực hiện việc phối hợp liên ngành và huy động xã hội trong phòng, chống bệnh truyền nhiễm; lồng ghép các hoạt động phòng, chống bệnh truyền nhiễm vào các chương trình phát triển kinh tế - xã hội.
3. Công khai, chính xác, kịp thời thông tin về dịch.
4. Chủ động, tích cực, kịp thời, triệt để trong hoạt động phòng, chống dịch.
Như vậy, nguyên tắc phòng chống bệnh truyền nhiễm được quy định như sau:
(1) Lấy phòng bệnh là chính trong đó thông tin, giáo dục, truyền thông, giám sát bệnh truyền nhiễm là biện pháp chủ yếu. Kết hợp các biện pháp chuyên môn kỹ thuật y tế với các biện pháp xã hội, hành chính trong phòng, chống bệnh truyền nhiễm.
(2) Thực hiện việc phối hợp liên ngành và huy động xã hội trong phòng, chống bệnh truyền nhiễm; lồng ghép các hoạt động phòng, chống bệnh truyền nhiễm vào các chương trình phát triển kinh tế - xã hội.
(3) Công khai, chính xác, kịp thời thông tin về dịch.
(4) Chủ động, tích cực, kịp thời, triệt để trong hoạt động phòng, chống dịch.
Bệnh truyễn nhiễm (Hình từ Internet)
Để đảm bảo phòng chống bệnh truyền nhiễm thì nội dung phối hợp trong giám sát bệnh lây truyền từ động vật sang người phải như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Thông tư liên tịch 16/2013/TTLT-BYT-BNNPTNT như sau:
Nội dung phối hợp trong giám sát bệnh lây truyền từ động vật sang người
1. Trao đổi các thông tin về ca bệnh, ổ dịch trên động vật hoặc trên người:
a) Các thông tin về trường hợp bệnh, ổ dịch trên động vật:
- Ngày phát hiện trường hợp bệnh, ổ dịch đầu tiên nghi ngờ mắc bệnh hoặc đã xác định mắc bệnh có thể lây sang người;
- Tên, loài động vật mắc bệnh;
- Địa điểm ghi nhận các trường hợp bệnh, ổ dịch trên động vật, số mắc, chết, số đàn lây nhiễm;
- Triệu chứng lâm sàng của động vật nghi ngờ hoặc xác định mắc bệnh lây truyền từ động vật sang người;
- Kết quả xét nghiệm: ngày xét nghiệm, phương pháp xét nghiệm, số mẫu xét nghiệm, số xét nghiệm dương tính, âm tính;
- Đặc điểm chăn nuôi động vật bị mắc bệnh;
- Các biện pháp phòng, chống đã triển khai;
- Đề xuất, kiến nghị các biện pháp giải quyết tiếp.
b) Các thông tin về trường hợp bệnh, ổ dịch trên người:
- Ngày khởi phát, ngày ghi nhận trường hợp bệnh, ổ dịch trên người đầu tiên bị nghi ngờ hoặc đã xác định là mắc bệnh lây truyền từ động vật sang người;
- Địa điểm, số trường hợp mắc, chết;
- Triệu chứng chính của các trường hợp mắc, chết;
- Kết quả xét nghiệm: ngày xét nghiệm, phương pháp xét nghiệm, số mẫu xét nghiệm, số xét nghiệm dương tính, âm tính;
- Các yếu tố nguy cơ;
- Các biện pháp phòng, chống đã triển khai;
- Đề xuất, kiến nghị các biện pháp giải quyết tiếp.
2. Chia sẻ mẫu bệnh phẩm:
a) Tất cả các mẫu bệnh phẩm của động vật nghi ngờ mắc bệnh có thể lây truyền sang người hoặc của người nghi ngờ mắc bệnh lây truyền từ động vật được thu thập trong quá trình giám sát, điều tra ổ dịch phải được cung cấp cho cơ quan thú y hoặc y tế khi có yêu cầu bằng văn bản của cơ quan thú y hoặc y tế cùng cấp;
b) Thời gian thực hiện việc chia sẻ mẫu bệnh phẩm: trong vòng 48 giờ kể từ khi nhận được yêu cầu.
Như vậy, để đảm bảo phòng chống bệnh truyền nhiễm thì nội dung phối hợp trong giám sát bệnh lây truyền từ động vật sang người phải tuân thủ đúng những nội dung như quy định trên.
Thời hạn trao đổi thông tin trong giám sát bệnh lây truyền từ động vật sang người là bao lâu?
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Thông tư liên tịch 16/2013/TTLT-BYT-BNNPTNT như sau:
Phương thức, thời hạn trao đổi thông tin trong giám sát bệnh lây truyền từ động vật sang người
1. Việc trao đổi thông tin trong giám sát bệnh lây truyền từ động vật sang người trong trường hợp đột xuất hoặc theo định kỳ phải được thực hiện bằng văn bản.
2. Trường hợp khẩn cấp có thể trao đổi trực tiếp, điện thoại, fax hoặc thư điện tử nhưng trong vòng 24 giờ kể từ khi phát hiện ca bệnh, ổ dịch ở người hoặc động vật nghi ngờ mắc bệnh lây truyền từ động vật sang người phải gửi văn bản theo Phụ lục 2 hoặc theo Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Việc trao đổi thông tin theo định kỳ tháng, quý, năm về tình hình bệnh lây truyền từ động vật sang người thực hiện theo Phụ lục 4 hoặc theo Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này.
Như vậy, trường hợp khẩn cấp có thể trao đổi trực tiếp, điện thoại, fax hoặc thư điện tử nhưng trong vòng 24 giờ kể từ khi phát hiện ca bệnh, ổ dịch ở người hoặc động vật nghi ngờ mắc bệnh lây truyền từ động vật sang người phải gửi văn bản theo Phụ lục 2 hoặc theo Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 16/2013/TTLT-BYT-BNNPTNT.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.