Nguyên tắc phân chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân được quy định như thế nào? Vợ chồng đã thỏa thuận chia tài sản chung có được phép hủy thỏa thuận không?

Tôi và chồng kết hôn được 5 năm, chúng tôi có làm một văn bản thỏa thuận về việc chia tài sản chung của vợ chồng, tuy nhiên sau đó một thời gian chúng tôi quyết định mở công ty và sử dụng phần tài sản riêng để góp vốn. Vì vậy chúng tôi quyết định hủy thỏa thuận chia tài sản chung. Vậy cho tôi hỏi tôi có cần xin xác nhận của tòa án về việc hủy thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân không? Câu hỏi của chị Vi đến từ Huế.

Tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân của vợ chồng được phân loại như thế nào?

Tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân của vợ chồng

Tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân của vợ chồng (Hình từ Internet)

Căn cứ Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:

Tài sản chung của vợ chồng
1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.
3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.

Như vậy, tài sản chung của vợ, chồng được phân loại như sau:

– Tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân trừ phần tài sản, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của mỗi bên là tài sản riêng của vợ, chồng.

– Trong đó, thu nhập hợp pháp bao gồm khoản tiền thưởng, tiền trúng thưởng xổ số, tiền trợ cấp, trừ trường hợp quy định của pháp luật, tài sản mà vợ, chồng được xác lập quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật Dân sự đối với vật vô chủ, vật bị chôn giấu, bị chìm đắm, vật bị đánh rơi, bị bỏ quên, gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước và thu nhập hợp pháp khác theo quy định của pháp luật (theo Điều 9 Nghị định 126/2014/NĐ-CP).

– Hoa lợi, lợi tức được hiểu theo Điều 10 Nghị định 126/2014/NĐ-CP như sau:

Hoa lợi phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng là sản vật tự nhiên mà vợ, chồng có được từ tài sản riêng của mình.

– Lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng là khoản lợi mà vợ, chồng thu được từ việc khai thác tài sản riêng của mình.

– Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng;

– Trong trương hợp tài sản không thể chứng minh là tài sản riêng của vợ hoặc chồng thì được xem là tài sản chung.

Nguyên tắc phân chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân được quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 38 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:

Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân
1. Trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung, trừ trường hợp quy định tại Điều 42 của Luật này; nếu không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.
2. Thỏa thuận về việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản. Văn bản này được công chứng theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật.
3. Trong trường hợp vợ, chồng có yêu cầu thì Tòa án giải quyết việc chia tài sản chung của vợ chồng theo quy định tại Điều 59 của Luật này.

Theo đó, sau khi đăng ký kết hôn vợ chồng vẫn có quyền thỏa thuận về việc phân chia 1 phần hoặc toàn bộ tài sản chung, trừ các trường hợp quy định tại Điều 42 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, cụ thể như sau:

Việc chia tài sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của gia đình; quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình;

Nhằm trốn tránh thực hiện các nghĩa vụ sau đây: nuôi dưỡng, cấp dưỡng cha mẹ, con cái; bồi thường thiệt hại; thanh toán khi bị Tòa án tuyên bố phá sản; trả nợ cho cá nhân, tổ chức; nộp thuế hoặc nghĩa vụ tài chính khác đối với Nhà nước; và các nghĩa vụ khác do luật định.

Vợ chồng đã thỏa thuận chia tài sản chung có được phép hủy thỏa thuận không?

Căn cứ Điều 41 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:

Chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân
1. Sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung. Hình thức của thỏa thuận được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 38 của Luật này.
2. Kể từ ngày thỏa thuận của vợ chồng quy định tại khoản 1 Điều này có hiệu lực thì việc xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng được thực hiện theo quy định tại Điều 33 và Điều 43 của Luật này. Phần tài sản mà vợ, chồng đã được chia vẫn thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.
3. Quyền, nghĩa vụ về tài sản phát sinh trước thời điểm chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
4. Trong trường hợp việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án thì thỏa thuận chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung phải được Tòa án công nhận.

Như vậy, vợ chồng được quyền thỏa thuận chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản, tuy nhiên đối với trường hợp việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án thì thỏa thuận chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung phải được Tòa án công nhận.

Trong trường hợp của anh, chị, việc thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân là sự thỏa thuận của 2 người nên cả 2 được quyền thỏa thuận chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản mà không cần xác nhận của tòa án.

Tải về mẫu thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn mới nhất 2023: Tại Đây

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Phạm Thị Xuân Hương Lưu bài viết
16,071 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào