Nguyên nhân gây bệnh quai bị là do đâu? Chẩn đoán lâm sàng và cận lâm sàng bệnh quai bị như thế nào?

Xin hỏi, nguyên nhân gây bệnh quai bị là do đâu? Chẩn đoán lâm sàng và cận lâm sàng bệnh quai bị như thế nào? Việc điều trị bệnh quai bị cần tuân theo nguyên tắc và thực hiện như thế nào? Câu hỏi của anh Minh Phúc tại Hà Nội.

Nguyên nhân gây bệnh quai bị là do đâu? Chẩn đoán lâm sàng và cận lâm sàng bệnh quai bị như thế nào?

Căn cứ theo tiểu mục II, III Mục 42 Tài liệu chuyên môn Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về Răng Hàm Mặt Ban hành kèm theo Quyết định 3108/QĐ-BYT năm 2015 quy định về viêm tuyến nước bọt mang tai do virus (quai bị) như sau:

VIÊM TUYẾN NƯỚC BỌT MANG TAI DO VIRUS (QUAI BỊ)
I. ĐỊNH NGHĨA
Quai bị là bệnh viêm tuyến nước bọt mang tai thường gặp ở trẻ em và thanh thiếu niên do virus gây ra, bệnh có thể lây truyền trực tiếp qua trung gian nước bọt và có tính chất dịch tễ.
II. NGUYÊN NHÂN
Bệnh do virus thuộc nhóm Paramyxo virus gây ra.
III. CHẨN ĐOÁN
1. Chẩn đoán xác định
Chẩn đoán xác định dựa vào các triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng và tính chất dịch tễ.
1.1 Lâm sàng
a. Thời kỳ ủ bệnh
Giai đoạn đầu không có triệu chứng lâm sàng và có thể kéo dài từ 2-3 tuần, sau đó xuất hiện một số triệu chứng dưới đây:
- Có thể sốt.
- Khô miệng.
- Đau vùng mang tai, đau rõ nhất ở 3 điểm là trước nắp tai, mỏm xương chũm và góc hàm.
b. Thời kỳ toàn phát
- Sưng đau tuyến mang tai với các đặc điểm:
+ Lúc đầu sưng 1 bên, sau lan ra 2 bên.
+ Mới đầu khối sưng nhỏ, làm mất rãnh sau góc hàm, đẩy dái tai ra trước, sau to dần và lan ra cả vùng dưới hàm.
- Sờ vùng mang tai thấy cảm giác căng dạng “mật độ keo”, hơi nóng, hơi đau.
- Há miệng có thể hạn chế.
- Niêm mạc miệng khô, đỏ, giảm tiết nước bọt.
- Lỗ ống Stenon nề, đỏ, đôi khi có những vết nhỏ viêm bầm tím xung quanh và không có mủ nếu không có bội nhiễm.
1.2. Cận lâm sàng:
- Xét nghiệm máu: Bạch cầu giảm, bạch cầu ái toan tăng.
- X quang: không có giá trị chẩn đoán.
2. Chẩn đoán phân biệt:
- Viêm tuyến nước bọt do vi khuẩn: thường biểu hiện viêm tuyến mang tai ở một bên và có mủ ở miệng ống Stenon, không có tính chất dịch tễ.
...

Bệnh quai bị là một trong những bệnh thuộc Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về Răng Hàm Mặt theo Danh mục Ban hành kèm theo Quyết định 3108/QĐ-BYT năm 2015.

Quai bị là bệnh viêm tuyến nước bọt mang tai thường gặp ở trẻ em và thanh thiếu niên do virus gây ra, bệnh có thể lây truyền trực tiếp qua trung gian nước bọt và có tính chất dịch tễ.

Chẩn đoán xác định quai bị dựa vào các triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng và tính chất dịch tễ theo hướng dẫn cụ thể trên.

quai bị

Viêm tuyến nước bọt mang tai do virus hay bệnh quai bị (Hình từ Internet)

Việc điều trị bệnh quai bị cần tuân theo nguyên tắc và thực hiện như thế nào?

Căn cứ theo tiểu mục IV Mục 42 Tài liệu chuyên môn Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về Răng Hàm Mặt Ban hành kèm theo Quyết định 3108/QĐ-BYT năm 2015 quy định về viêm tuyến nước bọt mang tai do virus (quai bị) như sau:

VIÊM TUYẾN NƯỚC BỌT MANG TAI DO VIRUS (QUAI BỊ)
...
IV. ĐIỀU TRỊ
1. Nguyên tắc
- Nâng cao thể trạng.
- Chống bội nhiễm.
- Nghỉ ngơi, hạn chế vận động.
2. Điều trị cụ thể
- Thuốc an thần.
- Hạ sốt.
- Vệ sinh răng miệng.
- Nghỉ ngơi, nâng cao thể trạng.
...

Theo đó, khi điều trị bệnh quai bị cần tuân theo nguyên tắc sau:

- Nâng cao thể trạng.

- Chống bội nhiễm.

- Nghỉ ngơi, hạn chế vận động.

Điều trị cụ thể bệnh quai bị như sau:

- Thuốc an thần.

- Hạ sốt.

- Vệ sinh răng miệng.

- Nghỉ ngơi, nâng cao thể trạng.

Khi điều trị bệnh quai bị có thể xảy ra những biến chứng gì? Cách phòng bệnh quai bị như thế nào?

Căn cứ theo tiểu mục V, VI Mục 42 Tài liệu chuyên môn Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về Răng Hàm Mặt Ban hành kèm theo Quyết định 3108/QĐ-BYT năm 2015 quy định về viêm tuyến nước bọt mang tai do virus (quai bị) như sau:

VIÊM TUYẾN NƯỚC BỌT MANG TAI DO VIRUS (QUAI BỊ)
...
V. TIÊN LƯỢNG VÀ BIẾN CHỨNG
1. Tiên lượng
Bệnh tiến triển khoảng 8-10 ngày và tự khỏi.
2. Biến chứng
- Viêm tinh hoàn: là biến chứng hay gặp.
- Viêm buồng trứng: hiếm gặp.
VI. PHÒNG BỆNH
- Tiêm văcxin phòng quai bị cho trẻ em.
- Cách ly người bệnh, ngăn ngừa lây nhiễm ra cộng đồng.
...

Khi điều trị bệnh quai bị có thể xảy ra những biến chứng sau:

- Viêm tinh hoàn: là biến chứng hay gặp.

- Viêm buồng trứng: hiếm gặp.

Lưu ý, để phòng bệnh quai bị có các cách sau:

- Tiêm văcxin phòng quai bị cho trẻ em.

- Cách ly người bệnh, ngăn ngừa lây nhiễm ra cộng đồng.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

3,134 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào