Nguyên lý triết học là gì? 2 nguyên lý triết học? Hoạt động giáo dục thực hiện theo nguyên lý nào?

Nguyên lý triết học là gì? 2 nguyên lý triết học? Ví dụ nguyên lý triết học? Hoạt động giáo dục thực hiện theo nguyên lý nào? Phát triển giáo dục được pháp luật quy định như thế nào? Mục tiêu giáo dục là gì?

Nguyên lý triết học là gì? 2 nguyên lý triết học? Ví dụ nguyên lý triết học?

- Nguyên lý triết học là một trong những cơ sở để xây dựng phép biện chứng duy vật bên cạnh những phạm trù cơ bản, những quy luật phổ biến. Nguyên lý triết học là những quy luật và nguyên tắc cơ bản nhất của tư duy triết học, giúp chúng ta hiểu và giải thích về thế giới, con người và xã hội.

- 02 nguyên lý triết học bao gồm: nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển là hai nguyên lý khái quát nhất. Trong đó:

+ Nguyên lý về sự phát triển là một khái niệm của triết học Mác Lênin, là một trong những nguyên lý triết học cơ bản của phép biện chứng duy vật. Nguyên lý về sự phát triển cho rẳng mọi sự vật, hiện tượng tồn tại trong hiện thực luôn vận động và phát triển, sự phát triển này theo hướng vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn của sự vật.

Ví dụ: Hạt lúa, hạt đầu khi có nước, đất, chất dinh dưỡng, ánh sáng dù không có con người nhưng nó vẫn phát triển.

+ Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến là một nguyên lý triết học cơ bản của phép biện chứng duy vật, được sử dụng để xem xét sự vật và hiện tượng trong thế giới khách quan. Nguyên lý này chỉ ra rằng mọi sự vật, hiện tượng đều tồn tại trong mối liên hệ và tác động qua lại lẫn nhau, không có gì tồn tại một cách biệt lập.

Ví dụ: Mỗi người khác nhau sẽ có mối liên hệ với cha mẹ, anh em, bạn bè khác nhau. Hay cũng là mối liên hệ giữa cha mẹ với con cái nhưng trong mỗi giai đoạn lại khác nhau, có tính chất và biểu hiện khác nhau.

Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo

Nguyên lý triết học là gì? 2 nguyên lý triết học bao gồm những gì? Hoạt động giáo dục thực hiện theo nguyên lý nào?

Nguyên lý triết học là gì? 2 nguyên lý triết học bao gồm những gì? Hoạt động giáo dục thực hiện theo nguyên lý nào? (hình từ internet)

Hoạt động giáo dục thực hiện theo nguyên lý nào?

Theo Điều 3 Luật Giáo dục 2019 quy định như sau:

Tính chất, nguyên lý giáo dục
1. Nền giáo dục Việt Nam là nền giáo dục xã hội chủ nghĩa có tính nhân dân, dân tộc, khoa học, hiện đại, lấy chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng.
2. Hoạt động giáo dục được thực hiện theo nguyên lý học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.

Như vậy, hoạt động giáo dục được thực hiện theo nguyên lý học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.

Lưu ý: Nền giáo dục Việt Nam là nền giáo dục xã hội chủ nghĩa có tính nhân dân, dân tộc, khoa học, hiện đại, lấy chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng.

Phát triển giáo dục được pháp luật quy định như thế nào?

Theo Điều 4 Luật Giáo dục 2019 quy định như sau:

Phát triển giáo dục
1. Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu.
2. Phát triển giáo dục phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, tiến bộ khoa học, công nghệ, củng cố quốc phòng, an ninh; thực hiện chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa; bảo đảm cân đối cơ cấu ngành nghề, trình độ, nguồn nhân lực và phù hợp vùng miền; mở rộng quy mô trên cơ sở bảo đảm chất lượng và hiệu quả; kết hợp giữa đào tạo và sử dụng.
3. Phát triển hệ thống giáo dục mở, xây dựng xã hội học tập nhằm tạo cơ hội để mọi người được tiếp cận giáo dục, được học tập ở mọi trình độ, mọi hình thức, học tập suốt đời.

Như vậy, phát triển giáo dục được quy định như sau:

- Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu.

- Phát triển giáo dục phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, tiến bộ khoa học, công nghệ, củng cố quốc phòng, an ninh; thực hiện chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa; bảo đảm cân đối cơ cấu ngành nghề, trình độ, nguồn nhân lực và phù hợp vùng miền; mở rộng quy mô trên cơ sở bảo đảm chất lượng và hiệu quả; kết hợp giữa đào tạo và sử dụng.

- Phát triển hệ thống giáo dục mở, xây dựng xã hội học tập nhằm tạo cơ hội để mọi người được tiếp cận giáo dục, được học tập ở mọi trình độ, mọi hình thức, học tập suốt đời.

Lưu ý: Theo Điều 2 Luật Giáo dục 2019 quy định mục tiêu giáo dục nhằm phát triển toàn diện con người Việt Nam có đạo đức, tri thức, văn hóa, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp; có phẩm chất, năng lực và ý thức công dân; có lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; phát huy tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Thị Thanh Xuân Lưu bài viết
613 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào