Nguy cơ của vi sinh vật trong thực phẩm được phân cấp như thế nào? Thiết kế phòng thử nghiệm để phát hiện vi sinh nguy cơ các cấp thế nào?

Cho tôi hỏi về nguy cơ của các loài vi sinh vật có thể có trong thực phẩm được phân cấp như thế nào? Tiêu chuẩn thiết kế phòng thử nghiệm để phát hiện vi sinh vật thực phẩm các cấp như thế nào? - Câu hỏi của bạn Phúc đến từ Vĩnh Long.

Nguy cơ của vi sinh vật trong thực phẩm được phân cấp như thế nào?

Tại tiểu mục 3.2 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6404:2016 (ISO 7218:2007 with amendment 1:2013) thì Các vi sinh vật được phân thành bốn cấp nguy cơ sau đây:

- Nguy cơ cấp 1 (không có hoặc có nguy cơ rất thấp đối với cá thể và cộng đồng).

Vi sinh vật không gây bệnh cho người hoặc động vật.

- Nguy cơ cấp 2 (nguy cơ vừa phải đối với cá thể, nguy cơ thấp đối với cộng đồng)

Nguồn bệnh có thể gây bệnh cho người hoặc động vật nhưng không tạo mối nguy cho nhân viên phòng thử nghiệm, cộng đồng hoặc môi trường. Phòng thử nghiệm phơi nhiễm có thể làm lây nhiễm nghiêm trọng tới con người, nhưng việc xử lý có hiệu quả và các biện pháp phòng ngừa là có sẵn và nguy cơ phát tán sự lây nhiễm là hạn chế.

- Nguy cơ cấp 3 (nguy cơ cao đối với cá thể, nguy cơ thấp đối với cộng đồng)

Nguồn bệnh thường gây bệnh cho người hoặc động vật nhưng không phát tán từ người này sang người khác. Việc xử lý có hiệu quả và các biện pháp phòng ngừa là có sẵn.

- Nguy cơ cấp 4 (nguy cơ cao đối với cá thể và đối với cộng đồng)

Nguồn bệnh thường lây nhiễm sang người hoặc động vật và có thể tiếp hoặc gián tiếp phát tán dễ dàng từ người này sang người khác trực. Thường không có sẵn các biện pháp xử lý có hiệu quả và các biện pháp phòng ngừa thích hợp.

Nguy cơ của vi sinh vật trong thực phẩm được phân cấp như thế nào? Thiết kế phòng thử nghiệm để phát hiện vi sinh nguy cơ các cấp thế nào?

Nguy cơ của vi sinh vật trong thực phẩm được phân cấp như thế nào? Thiết kế phòng thử nghiệm để phát hiện vi sinh nguy cơ các cấp thế nào? (Hình từ Internet)

Tiêu chuẩn thiết kế phòng thử nghiệm để phát hiện vi sinh vật thực phẩm các cấp như thế nào?

Tại tiểu mục 3.3 và tiểu mục 3.4 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6404:2016 (ISO 7218:2007 with amendment 1:2013) hướng dẫn về thiết kế phòng thử nghiệm thực hiện việc kiểm tra để phát hiện vi sinh vật thuộc nguy cơ cấp 1, 2 và 3 đối với vi sinh vật trong thực phẩm.

* Về khu vực lấy mẫu và thử nghiệm

Phòng thử nghiệm thực hành tốt cần có các khu vực tách biệt hoặc các khu vực được khoanh vùng riêng sau đây:

- Nơi nhận và bảo quản mẫu,

- Nơi chuẩn bị mẫu, đặc biệt là trường hợp mẫu nguyên liệu (ví dụ: các sản phẩm dạng bột chứa lượng vi sinh vật cao);

- Kiểm tra mẫu (từ mẫu huyền phù ban đầu), gồm cả việc ủ vi sinh vật.

- Thao tác với vi sinh vật gây bệnh giả định;

- Bảo quản chủng đối chứng và các chủng khác;

- Chuẩn bị và khử trùng môi trường nuôi cấy và dụng cụ;

- Bảo quản môi trường nuôi cấy và thuốc thử;

- Kiểm tra độ vô trùng của thực phẩm;

- Khử nhiễm;

- Làm sạch dụng cụ thủy tinh và các dụng cụ khác;

- Bảo quản hóa chất độc hại, tốt nhất là giữ trong tủ, hộp, phòng hoặc kho chuyên dụng.

* Về khu vực chung:

Các khu vực thuộc phạm trù này bao gồm:

- Lối vào, hành lang, cầu thang, thang máy;

- Khu vực hành chính (ví dụ như: phòng thư ký, văn phòng, phòng tài liệu ..);

- Phòng thay áo và nhà vệ sinh;

- Phòng văn thư lưu trữ;

- Nhà kho;

- Phòng nghỉ.

Lưu ý: các khu vực lấy mẫu, thử nghiệm và các khu vực chung phải tách biệt với nhau. Trong quy định nội bộ có thể có thêm các quy định về biện pháp an toàn.

Bố trí và lắp đặt cơ sở thử nghiệm vi sinh vật trong thực phẩm như thế nào?

Tại tiết 3.5.2 và tiết 3.5.3 tiểu mục 3.5 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6404:2016 hướng dẫn lắp đặt nhà xưởng là cơ sở thử nghiệm vi sinh vật trong thực phẩm như sau:

Cơ sở thử nghiệm phải được thiết kế và trang bị để giảm bớt nguy cơ nhiễm bẩn do bụi kéo theo vi sinh vật (đối với các vi sinh vật nguy cơ cấp 3, xem quy định của quốc gia) như sau:

- Về tường, trần và sàn nhà phải nhẵn, dễ rửa và chịu được các chất tẩy rửa và các chất khử trùng dùng trong phòng thử nghiệm.

- Lưu ý sàn nhà không được trơn

- Không để các đường ống dẫn chất lỏng trên mặt đất đi ngang qua cơ sở thử nghiệm trừ khi chúng được bọc kín. Mọi cấu trúc nổi phía trên cần được bọc kín hoặc dễ làm vệ sinh định kỳ.

- Các cửa ra vào và cửa sổ cần được đóng kín khi đang tiến hành thử để ngăn gió lùa.

Ngoài ra, chúng phải được thiết kế sao cho chống được bụi bám và dễ lau rửa. Nhiệt độ môi trường xung quanh (18 °C đến 27 °C) và chất lượng không khí (mật độ vi sinh vật, tốc độ phát tán bụi .v.v..) cần tương thích với việc thực hiện các phép thử.

Để thực hiện điều này nên dùng hệ thống lọc không khí đi vào và đi ra.

- Phải lắp hệ thống bảo vệ tránh bụi từ khu vực xử lý môi trường nuôi cấy khô, mẫu dạng bụi hoặc dạng bột.

- Khi phép thử được tiến hành trong môi trường ít bị nhiễm bẩn, thì phòng thử nghiệm phải được trang bị đặc biệt, với một tủ cấy thổi không khí sạch và/ hoặc một tủ an toàn.

- Môi trường phòng thử nghiệm cần được bảo vệ chống bức xạ mặt trời ở phía ngoài bằng cách sử dụng các cửa chớp hoặc các tấm thủy tinh đã xử lý thích hợp. Không nên sử dụng các rèm che phía trong vì khó làm vệ sinh và trở thành nguồn tích bụi.

* Các điểm khác cũng cần được xem xét là:

- Nguồn nước, chất lượng nước thích hợp cho mục đích sử dụng.

- Nguồn điện.

- Khí đốt.

- Ánh sáng đầy đủ trong mọi bộ phận của phòng thử nghiệm.

- Mặt bàn và các trang bị của phòng thử nghiệm phải được chế tạo bằng vật liệu nhẵn trơn, không thấm, dễ làm sạch và khử trùng.

- Các trang thiết bị của phòng thử nghiệm phải được thiết kế sao để thuận tiện cho việc lau rửa sàn nhà.

- Các trang thiết bị, các tài liệu không sử dụng thường xuyên không để trong khu vực thử nghiệm.

- Tính sẵn có của các phương tiện bảo quản tài liệu để sử dụng khi thao tác với mẫu, môi trường nuôi cấy, hóa chất ....

- Cung cấp bồn rửa tay trong mỗi phòng thử nghiệm và các khu vực chung nếu cần, nên để gần cửa;

- Tính sẵn có của dụng cụ hấp áp lực để khử nhiễm môi trường nuôi cấy và vật liệu thải, trừ khi có sẵn có hệ thống loại bỏ vật liệu thải thích hợp bằng cách đốt;

- Các hệ thống an toàn phòng cháy, điện, thiết bị rửa mắt và vòi tắm hoa sen;

- Thiết bị phụ trợ.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,982 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào