Ngưỡng dòng điện tiếp xúc dùng để xác định ngưỡng điện áp tiếp xúc đối với các ảnh hưởng sinh lý quy định ra sao?

Ngưỡng dòng điện tiếp xúc dùng để xác định ngưỡng điện áp tiếp xúc đối với các ảnh hưởng sinh lý quy định ra sao? Có những yếu tố nào khác ảnh hưởng đến ngưỡng điện áp tiếp xúc đối với các ảnh hưởng sinh lý? câu hỏi của anh K (Vũng Tàu).

Ngưỡng dòng điện tiếp xúc dùng để xác định ngưỡng điện áp tiếp xúc đối với các ảnh hưởng sinh lý quy định ra sao?

Theo tiểu mục 4.2 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9621-5:2013 (IEC/TR 60479-5:2007) về Ảnh hưởng của dòng điện lên người và gia súc - Phần 5: Giá trị ngưỡng điện áp tiếp xúc đối với các ảnh hưởng sinh lý quy định như sau:

4.2. Ảnh hưởng sinh lý của dòng điện tiếp xúc
...
Các Hình 1 đến Hình 3 dưới đây chỉ ra các ngưỡng dòng điện tiếp xúc mà dựa vào đó xác định các ngưỡng điện áp. Các hình này chỉ dựa vào thông tin từ TCVN 9621-1 (IEC/TS 60479-1). Hình 1, Hình 2 và Hình 3 tương ứng chỉ ra các giá trị dòng điện ngưỡng bàn tay-bàn tay; hai bàn tay-hai bàn chân hoặc bàn tay-mông (theo chiều dọc) của dòng điện.

Như vậy, các ngưỡng dòng điện tiếp xúc dùng để xác định các ngưỡng điện áp sẽ được căn cứ dựa theo Hình 1, Hình 2 và Hình 3.

Ngưỡng dòng điện tiếp xúc dùng để xác định ngưỡng điện áp tiếp xúc đối với các ảnh hưởng sinh lý quy định ra sao?

Ngưỡng dòng điện tiếp xúc dùng để xác định ngưỡng điện áp tiếp xúc đối với các ảnh hưởng sinh lý quy định ra sao? (hình từ internet)

Có những yếu tố nào khác ảnh hưởng đến ngưỡng điện áp tiếp xúc đối với các ảnh hưởng sinh lý?

Theo tiểu mục 4.5 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9621-5:2013 (IEC/TR 60479-5:2007) về Ảnh hưởng của dòng điện lên người và gia súc - Phần 5: Giá trị ngưỡng điện áp tiếp xúc đối với các ảnh hưởng sinh lý quy định như sau:

4.5. Các yếu tố khác ảnh hưởng đến ngưỡng điện áp
Các yếu tố được xem xét:
§ Nguồn: Điện áp hình sin xoay chiều 50/60 Hz không có thành phần một chiều hoặc điện một chiều không có thành phần xoay chiều.
§ Tình trạng da: ướt nước muối, ướt nước và khô.
CHÚ THÍCH: Tình trạng da “khô” tương ứng với tình trạng bình thường ở trong nhà, tình trạng da ướt nước tương ứng với da đã được ngâm hơn một phút trong nước bình thường (giá trị trung bình r = 35 m, pH = 7,7 - 9), và tình trạng da ướt nước muối được coi là da đã ngâm hơn một phút trong dung dịch NaCI 3 % trong nước (giá trị trung bình p = 0,25 m, pH = 7,5 - 8,5).
Đổ mồ hôi có thể được xem là nằm giữa tình trạng ướt nước và tình trạng ướt nước muối. Suất dẫn của một số nước biển là hơi cao hơn so với tình trạng ướt nước muối.
§ Tuyến tiếp xúc bàn tay-bàn tay hoặc tiếp xúc hai bàn tay- hai bàn chân hoặc tiếp xúc bàn tay-mông với các phần dẫn tiếp cận được.
§ Diện tích tiếp xúc: tiếp xúc diện tích lớn, tiếp xúc diện tích trung bình, hoặc tiếp xúc bằng tay nhỏ với các phần dẫn tiếp cận được.
Đối với mục đích tính toán, tiếp xúc cả bàn tay lớn (L) được coi là có diện tích tiếp xúc bằng bàn tay với bề mặt là 82 cm2. Diện tích tiếp xúc trung bình (M) được coi là 12,5 cm2 và có thể đại diện cho việc tiếp xúc một bộ phận dẫn trong lòng mỗi bàn tay. Diện tích tiếp xúc nhỏ (S) được coi là 1 cm2 và có thể đại diện cho việc tiếp xúc bằng bàn tay với một bộ phận dẫn nhỏ. Mọi tiếp xúc, ngoại trừ đối với bàn tay- mông, được giả định là đối xứng trong phân tích này. Giả định rằng tiếp xúc giữa mỗi bàn chân và một bề mặt tiếp xúc phụ dẫn điện sẽ có cùng kích thước như đối với tiếp xúc bề mặt của mỗi bàn tay.
Cần lưu ý rằng diện tích tiếp xúc có thể bị ảnh hưởng bởi việc sử dụng công cụ dẫn hoặc thiết bị kết nối (các phần dẫn điện tiếp cận được).
§ Khoảng thời gian: 10 ms tới 10 s.
Trường hợp xấu nhất được trình bày trong tiêu chuẩn này tương ứng với trình trạng sau: dòng điện xoay chiều, khoảng thời gian dài, tình trạng ướt nước muối và diện tích tiếp xúc rộng.
...

Như vậy, các yếu tố khác ảnh hưởng đến ngưỡng điện áp bao gồm:

- Nguồn: Điện áp hình sin xoay chiều 50/60 Hz không có thành phần một chiều hoặc điện một chiều không có thành phần xoay chiều.

- Tình trạng da: ướt nước muối, ướt nước và khô.

CHÚ THÍCH: Tình trạng da “khô” tương ứng với tình trạng bình thường ở trong nhà, tình trạng da ướt nước tương ứng với da đã được ngâm hơn một phút trong nước bình thường (giá trị trung bình r = 35 m, pH = 7,7 - 9), và tình trạng da ướt nước muối được coi là da đã ngâm hơn một phút trong dung dịch NaCI 3 % trong nước (giá trị trung bình p = 0,25 m, pH = 7,5 - 8,5).

Đổ mồ hôi có thể được xem là nằm giữa tình trạng ướt nước và tình trạng ướt nước muối. Suất dẫn của một số nước biển là hơi cao hơn so với tình trạng ướt nước muối.

- Tuyến tiếp xúc bàn tay-bàn tay hoặc tiếp xúc hai bàn tay- hai bàn chân hoặc tiếp xúc bàn tay-mông với các phần dẫn tiếp cận được.

- Diện tích tiếp xúc: tiếp xúc diện tích lớn, tiếp xúc diện tích trung bình, hoặc tiếp xúc bằng tay nhỏ với các phần dẫn tiếp cận được.

+ Đối với mục đích tính toán, tiếp xúc cả bàn tay lớn (L) được coi là có diện tích tiếp xúc bằng bàn tay với bề mặt là 82 cm2.

+ Diện tích tiếp xúc trung bình (M) được coi là 12,5 cm2 và có thể đại diện cho việc tiếp xúc một bộ phận dẫn trong lòng mỗi bàn tay. Diện tích tiếp xúc nhỏ (S) được coi là 1 cm2 và có thể đại diện cho việc tiếp xúc bằng bàn tay với một bộ phận dẫn nhỏ.

+ Mọi tiếp xúc, ngoại trừ đối với bàn tay- mông, được giả định là đối xứng trong phân tích này. Giả định rằng tiếp xúc giữa mỗi bàn chân và một bề mặt tiếp xúc phụ dẫn điện sẽ có cùng kích thước như đối với tiếp xúc bề mặt của mỗi bàn tay.

Cần lưu ý rằng diện tích tiếp xúc có thể bị ảnh hưởng bởi việc sử dụng công cụ dẫn hoặc thiết bị kết nối (các phần dẫn điện tiếp cận được).

- Khoảng thời gian: 10 ms tới 10 s.

Trường hợp xấu nhất được trình bày trong tiêu chuẩn này tương ứng với trình trạng sau: dòng điện xoay chiều, khoảng thời gian dài, tình trạng ướt nước muối và diện tích tiếp xúc rộng.

Ngưỡng dòng điện một chiều lớn nhất tương ứng với khoảng thời gian dòng điện chạy qua cho mỗi ảnh hưởng dòng điện, tuyến dòng điện hai bàn tay-hai bàn chân quy định ra sao?

Ngưỡng dòng điện một chiều lớn nhất tương ứng với khoảng thời gian dòng điện chạy qua cho mỗi ảnh hưởng dòng điện, tuyến dòng điện hai bàn tay-hai bàn chân được quy định tại Bảng B.7 tiết B.3.4.2. tiểu mục B.3 Phụ lục B Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9621-5:2013 (IEC/TR 60479-5:2007) về Ảnh hưởng của dòng điện lên người và gia súc - Phần 5: Giá trị ngưỡng điện áp tiếp xúc đối với các ảnh hưởng sinh lý, cụ thể như sau:

Tuyến hai bàn tay-hai bàn chân
Cũng phương pháp trên được áp dụng cho tuyến dòng điện này chạy qua cơ thể người. Các giá trị khác nhau của ngưỡng dòng điện nhỏ nhất phải được sử dụng như thể hiện trong Bảng B.7.
Một lần nữa cũng các phép tính phải được thực hiện cho tất cả các tham số được liệt kê ở trên.

Như vậy, ngưỡng dòng điện một chiều lớn nhất tương ứng với khoảng thời gian dòng điện chạy qua cho mỗi ảnh hưởng dòng điện, tuyến dòng điện hai bàn tay-hai bàn chân được quy định tại Bảng B.7 nêu trên.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Phạm Thị Xuân Hương Lưu bài viết
1,431 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào