Nguồn vốn xã hội hóa cho hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên nước sẽ được quy định như thế nào?
Nguồn vốn xã hội hóa cho hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên nước sẽ được quy định như thế nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 9 Nghị định 53/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Kinh phí cho hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên nước
...
2. Ngân sách nhà nước chi đầu tư phát triển cho hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên nước:
a) Ngân sách trung ương đảm bảo chi các nhiệm vụ các bộ, cơ quan trung ương thực hiện quy định tại Nghị định này, gồm: điểm a khoản 1 Điều 8; xây dựng hệ thống công cụ hỗ trợ ra quyết định phục vụ điều hòa, phân phối tài nguyên nước quy định tại khoản 6 Điều 8;
b) Ngân sách địa phương đảm bảo chi xây dựng mạng quan trắc tài nguyên nước do địa phương thực hiện quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 của Nghị định này.
3. Nguồn vốn xã hội hóa cho hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên nước:
a) Nguồn vốn hợp pháp của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên nước;
b) Nguồn đóng góp, tài trợ, viện trợ của các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật;
c) Nguồn thu khác theo quy định của pháp luật (nếu có).
Việc huy động nguồn vốn xã hội hóa để thực hiện các nhiệm vụ điều tra cơ bản tài nguyên nước quy định tại Nghị định này được thực hiện theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước và pháp luật khác có liên quan, trừ các nhiệm vụ điều tra cơ bản tài nguyên nước liên quan đến an ninh, quốc phòng và cần bảo đảm bí mật nhà nước.
Như vậy, nguồn vốn xã hội hóa cho hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên nước được quy định như sau:
- Nguồn vốn hợp pháp của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên nước;
- Nguồn đóng góp, tài trợ, viện trợ của các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật;
- Nguồn thu khác theo quy định của pháp luật (nếu có).
Lưu ý:
Việc huy động nguồn vốn xã hội hóa để thực hiện các nhiệm vụ điều tra cơ bản tài nguyên nước quy định tại Nghị định 53/2024/NĐ-CP được thực hiện theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước và pháp luật khác có liên quan, trừ các nhiệm vụ điều tra cơ bản tài nguyên nước liên quan đến an ninh, quốc phòng và cần bảo đảm bí mật nhà nước.
Nguồn vốn xã hội hóa cho hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên nước sẽ được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Nội dung thẩm định Quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản tài nguyên nước được quy định như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 16 Nghị định 53/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Theo đó, đối với nội dung Quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản tài nguyên nước được quy định như sau:
- Sự phù hợp với nhiệm vụ lập quy hoạch đã được phê duyệt, sự phù hợp với các quy định của pháp luật về quy hoạch;
- Việc đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch kỳ trước; các yêu cầu về thông tin, số liệu về tài nguyên nước, khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên phạm vi cả nước;
- Tính khả thi của việc đề xuất các hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên nước, thứ tự ưu tiên thực hiện trong thời kỳ quy hoạch và mạng quan trắc tài nguyên nước; sự phù hợp của danh mục nguồn nước mặt liên quốc gia, danh mục nguồn nước liên tỉnh, danh mục nguồn nước dưới đất;
- Các giải pháp, kinh phí, kế hoạch và tiến độ thực hiện quy hoạch.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm kiểm kê tài nguyên nước như thế nào?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 6 Nghị định 53/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Kiểm kê tài nguyên nước
...
3. Kiểm kê tài nguyên nước được thực hiện định kỳ 05 năm một lần, thống nhất trên phạm vi cả nước, phù hợp với kỳ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia và quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản tài nguyên nước.
Khi đến kỳ kiểm kê, căn cứ nguồn lực, hiện trạng biến động nguồn nước trong kỳ kiểm kê trước đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp các bộ, cơ quan ngang bộ liên quan đề xuất Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định tổ chức kiểm kê tài nguyên nước theo quy định tại khoản 1 Điều này hoặc kiểm kê một số chỉ tiêu có biến đổi lớn so với kỳ kiểm kê trước đó hoặc đề xuất sử dụng kết quả kỳ kiểm kê liền kề trước đó.
4. Trách nhiệm kiểm kê tài nguyên nước:
a) Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan, các địa phương, các tổ chức lưu vực sông (nếu có) xây dựng đề án, kế hoạch kiểm kê tài nguyên nước trên phạm vi cả nước trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; tổ chức kiểm kê tài nguyên nước; tổng hợp, công bố kết quả kiểm kê;
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện kiểm kê tài nguyên nước theo đề án, kế hoạch kiểm kê tài nguyên nước đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trên địa bàn tỉnh và gửi kết quả kiểm kê tài nguyên nước về Bộ Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp.
Theo đó, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ có trách nhiệm tổ chức thực hiện kiểm kê tài nguyên nước theo đề án, kế hoạch kiểm kê tài nguyên nước đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trên địa bàn tỉnh và gửi kết quả kiểm kê tài nguyên nước về Bộ Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.