Nguồn tài chính của trường đại học bao gồm những nguồn nào và quản lý tài chính của trường đại học được quy định như thế nào?
Nguồn tài chính của trường đại học bao gồm những nguồn nào?
Căn cứ theo Điều 64 Luật Giáo dục đại học 2012, được sửa đổi bởi khoản 32 Điều 1 Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018 quy định như sau:
Nguồn tài chính của cơ sở giáo dục đại học
1. Các khoản thu của cơ sở giáo dục đại học bao gồm:
a) Học phí và khoản thu từ hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ, khoản thu dịch vụ khác hỗ trợ hoạt động đào tạo;
b) Khoản thu từ nhận đặt hàng đào tạo, nghiên cứu của Nhà nước, tổ chức và cá nhân; thực hiện nhiệm vụ của Nhà nước giao;
c) Khoản thu từ đầu tư của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài; nguồn tài chính bổ sung từ kết quả hoạt động hằng năm của cơ sở giáo dục đại học;
d) Khoản thu từ hoạt động kinh doanh, dịch vụ phục vụ cộng đồng, đầu tư tài chính (nếu có) và nguồn thu hợp pháp khác;
đ) Nguồn vốn vay.
2. Các nguồn tài trợ, viện trợ, quà biếu, tặng, cho của cựu sinh viên, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài.
3. Ngân sách nhà nước cấp (nếu có).
Theo đó, nguồn tài chính của trường đại học bao gồm những nguồn sau:
- Các khoản thu của trường đại học bao gồm:
+ Học phí và khoản thu từ hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ, khoản thu dịch vụ khác hỗ trợ hoạt động đào tạo;
+ Khoản thu từ nhận đặt hàng đào tạo, nghiên cứu của Nhà nước, tổ chức và cá nhân; thực hiện nhiệm vụ của Nhà nước giao;
+ Khoản thu từ đầu tư của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài; nguồn tài chính bổ sung từ kết quả hoạt động hằng năm của trường đại học;
+ Khoản thu từ hoạt động kinh doanh, dịch vụ phục vụ cộng đồng, đầu tư tài chính (nếu có) và nguồn thu hợp pháp khác;
+ Nguồn vốn vay.
- Các nguồn tài trợ, viện trợ, quà biếu, tặng, cho của cựu sinh viên, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài.
- Ngân sách nhà nước cấp (nếu có).
Trường đại học (Hình từ Internet)
Quản lý tài chính của trường đại học được pháp luật quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 66 Luật Giáo dục đại học 2012, được sửa đổi bởi khoản 34 Điều 1 Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018 quy định như sau:
- Trường đại học thực hiện chế độ tài chính, kế toán, kiểm toán, thuế, định giá tài sản và công khai tài chính theo quy định của pháp luật.
- Đối với trường đại học công lập tự bảo đảm toàn bộ kinh phí chi thường xuyên, hội đồng trường, hội đồng đại học quyết định việc sử dụng nguồn tài chính như sau:
+ Quyết định sử dụng nguồn thu hợp pháp ngoài ngân sách nhà nước cấp để đầu tư các dự án thực hiện hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ;
+ Quyết định nội dung và mức chi từ nguồn thu học phí và thu sự nghiệp, nguồn kinh phí đặt hàng, giao nhiệm vụ, bao gồm cả chi tiền lương, chi hoạt động chuyên môn, chi quản lý theo quy định của quy chế chi tiêu nội bộ của trường đại học.
- Trường đại học được Nhà nước giao nhiệm vụ gắn với nguồn ngân sách nhà nước để thực hiện nhiệm vụ có trách nhiệm quản lý, sử dụng nguồn ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về quản lý tài chính công, tài sản công.
- Phần tài chính chênh lệch giữa thu và chi từ hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ của trường đại học tư thục phải dành ít nhất là 25% để đầu tư phát triển trường đại học, cho các hoạt động giáo dục, xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, đào tạo, bồi dưỡng giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục, người lao động, phục vụ cho hoạt động học tập và sinh hoạt của người học và thực hiện trách nhiệm xã hội.
Đối với trường đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận, toàn bộ phần tài chính chênh lệch giữa thu và chi tích lũy hằng năm là tài sản chung hợp nhất không phân chia của cộng đồng nhà trường để tiếp tục đầu tư phát triển trường đại học.
- Hằng năm, trường đại học phải thực hiện kiểm toán và công khai tài chính, việc sử dụng các nguồn tài chính phải theo quy định của pháp luật.
- Chính phủ quy định chi tiết khoản 2 Điều này, mức độ tự chủ tài chính của trường đại học công lập không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này; cơ chế giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước đối với trường đại học; quy định về hợp tác, đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục đại học; việc rút vốn và chuyển nhượng vốn đầu tư vào trường đại học, bảo đảm sự ổn định và phát triển trường đại học.
- Bộ Giáo dục và Đào tạo, cơ quan có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra việc quản lý và sử dụng nguồn tài chính của trường đại học.
Học phí của người học tại trường đại học được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 65 Luật Giáo dục đại học 2012, được sửa đổi bởi khoản 33 Điều 1 Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018 quy định như sau:
Học phí và khoản thu dịch vụ khác
1. Học phí là khoản tiền mà người học phải nộp cho cơ sở giáo dục đại học để bù đắp một phần hoặc toàn bộ chi phí đào tạo.
2. Chính phủ quy định nội dung, phương pháp xây dựng mức học phí, khung học phí đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập.
3. Cơ sở giáo dục đại học công lập được quyền chủ động xây dựng và quyết định mức thu học phí, nằm trong khung học phí, lệ phí tuyển sinh do Chính phủ quy định.
4. Cơ sở giáo dục đại học tư thục, cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài được quyền chủ động xây dựng và quyết định mức thu học phí, theo quy định của pháp luật.
5. Mức thu học phí, phải được công bố công khai cùng thời điểm với thông báo tuyển sinh.
6. Cơ sở giáo dục đại học thực hiện chương trình đào tạo chất lượng cao được thu học phí tương xứng với chất lượng đào tạo.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định tiêu chí xác định chương trình đào tạo chất lượng cao; có trách nhiệm quản lý, giám sát mức thu học phí tương xứng với chất lượng đào tạo.
Theo đó, học phí của người học tại trường đại học được quy định như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.