Nguồn tài chính của Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh đến từ đâu? Học viện sử dụng nguồn tài chính vào những hoạt động gì?
Tài sản của Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh bao gồm những gì?
Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh quy định tại khoản 1 Điều 27 Quy chế tổ chức và hoạt động của Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định 951/QĐ-UBND năm 2015 như sau:
Quản lý và sử dụng tài sản.
1. Tài sản của Học viện bao gồm đất đai, nhà cửa, công trình xây dựng, các kết quả hoạt động khoa học công nghệ, các trang thiết bị và những tài sản khác được giao cho Học viện quản lý và sử dụng hoặc do Học viện đầu tư mua sắm, xây dựng từ các hoạt động đào tạo, khoa học công nghệ, sản xuất, dịch vụ, hoặc được biếu, tặng, cho, tài trợ.
...
Theo đó, tài sản của Học viện bao gồm đất đai, nhà cửa, công trình xây dựng, các kết quả hoạt động khoa học công nghệ, các trang thiết bị và những tài sản khác được giao cho Học viện quản lý và sử dụng hoặc do Học viện đầu tư mua sắm, xây dựng từ các hoạt động đào tạo, khoa học công nghệ, sản xuất, dịch vụ, hoặc được biếu, tặng, cho, tài trợ.
Nguồn tài chính của Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh đến từ đâu? Học viện sử dụng nguồn tài chính vào những hoạt động gì? (Hình từ Internet)
Nguồn tài chính của Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh đến từ đâu?
Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh quy định tại Điều 28 Quy chế tổ chức và hoạt động của Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định 951/QĐ-UBND năm 2015 như sau:
Các nguồn tài chính
1. Ngân sách Nhà nước
a) Kinh phí hoạt động thường xuyên của Học viện được ngân sách Nhà nước bảo đảm hoàn toàn.
b) Kinh phí thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, cấp bộ, ngành, Thành phố; chương trình mục tiêu quốc gia; các nhiệm vụ đột xuất khác được cấp có thẩm quyền giao; kinh phí thanh toán cho Học viện theo chế độ đặt hàng để thực hiện các nhiệm vụ của Nhà nước.
c) Vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị phục vụ hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học theo dự án và kế hoạch hàng năm; vốn đối ứng do các dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Nguồn thu sự nghiệp
a) Thu học phí, lệ phí từ người học theo quy định của Nhà nước.
b) Thu từ các hoạt động hợp tác đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ.
c) Thu từ hoạt động sản xuất, dịch vụ.
d) Các nguồn thu sự nghiệp khác; lãi tiền gửi ngân hàng, tiền thanh lý, khấu hao tài sản mua sắm từ nguồn thu quy định tại khoản này.
3. Các nguồn thu khác theo quy định của pháp luật bao gồm:
a) Tài trợ, viện trợ, ủng hộ, quà tặng của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
b) Vốn góp của các tổ chức để đầu tư, mở rộng và phát triển Học viện.
c) Các nguồn thu hợp pháp khác.
Theo đó, các nguồn tài chính của Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh bao gồm:
- Ngân sách Nhà nước
+ Kinh phí hoạt động thường xuyên của Học viện được ngân sách Nhà nước bảo đảm hoàn toàn.
+ Kinh phí thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, cấp bộ, ngành, Thành phố; chương trình mục tiêu quốc gia; các nhiệm vụ đột xuất khác được cấp có thẩm quyền giao; kinh phí thanh toán cho Học viện theo chế độ đặt hàng để thực hiện các nhiệm vụ của Nhà nước.
+ Vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị phục vụ hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học theo dự án và kế hoạch hàng năm; vốn đối ứng do các dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Nguồn thu sự nghiệp
+ Thu học phí, lệ phí từ người học theo quy định của Nhà nước.
+ Thu từ các hoạt động hợp tác đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ.
+ Thu từ hoạt động sản xuất, dịch vụ.
+ Các nguồn thu sự nghiệp khác; lãi tiền gửi ngân hàng, tiền thanh lý, khấu hao tài sản mua sắm từ nguồn thu quy định tại khoản này.
- Các nguồn thu khác theo quy định của pháp luật:
+ Tài trợ, viện trợ, ủng hộ, quà tặng của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
+ Vốn góp của các tổ chức để đầu tư, mở rộng và phát triển Học viện.
+ Các nguồn thu hợp pháp khác.
Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh sử dụng nguồn tài chính vào những hoạt động gì?
Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh quy định tại Điều 29 Quy chế tổ chức và hoạt động của Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định 951/QĐ-UBND năm 2015 như sau:
Nội dung chi của Học viện
1. Chi thường xuyên cho hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ, chi phục vụ các hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ của Học viện.
2. Chi hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ, thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước.
3. Chi thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, cấp bộ, ngành, Thành phố: chương trình mục tiêu quốc gia, chi thực hiện đơn đặt hàng (điều tra, quy hoạch, khảo sát); chi vốn đối ứng thực hiện các dự án có vốn nước ngoài; chi thực hiện các nhiệm vụ đột xuất được các cấp có thẩm quyền giao.
4. Chi đầu tư phát triển gồm: chi đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm tài sản cố định, trang thiết bị; chi thực hiện, các dự án đầu tư khác theo quy định của Nhà nước.
5. Các khoản chi khác.
Theo đó, Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh sử dụng nguồn tài chính vào những hoạt động sau đây:
- Chi thường xuyên cho hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ, chi phục vụ các hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ của Học viện.
- Chi hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ, thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước.
- Chi thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, cấp bộ, ngành, Thành phố: chương trình mục tiêu quốc gia, chi thực hiện đơn đặt hàng (điều tra, quy hoạch, khảo sát); chi vốn đối ứng thực hiện các dự án có vốn nước ngoài; chi thực hiện các nhiệm vụ đột xuất được các cấp có thẩm quyền giao.
- Chi đầu tư phát triển gồm: chi đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm tài sản cố định, trang thiết bị; chi thực hiện, các dự án đầu tư khác theo quy định của Nhà nước.
- Các khoản chi khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.