Nguồn nước thải nào được xác định là nước thải công nghiệp dệt nhuộm? Quy định kỹ thuật cần đáp ứng đối với nước thải công nghiệp dệt nhuộm gồm những gì?
Nguồn nước thải nào được xác định là nước thải công nghiệp dệt nhuộm?
Căn cứ tiểu mục 1.3.1 Mục 1 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 13-MT:2015/BTNMT về nước thải công nghiệp dệt nhuộm, khái niệm nước thải công nghiệp dệt nhuộm được quy định cụ thể như sau:
"1.3.1. Nước thải công nghiệp dệt nhuộm là nước thải công nghiệp thải ra từ nhà máy, cơ sở sử dụng quy trình công nghệ gia công ướt để sản xuất ra các sản phẩm dệt may."
Nước thải công nghiệp dệt nhuộm (Hình từ Internet)
Quy định kỹ thuật cần đáp ứng đối với nước thải công nghiệp dệt nhuộm gồm những gì?
Căn cứ Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 13-MT:2015/BTNMT về nước thải công nghiệp dệt nhuộm có quy định các quy chuẩn kỹ thuật cần đáp ứng đối với nước thải công nghiệp dệt nhuộm như sau:
"2. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
2.1. Giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp dệt nhuộm khi xả ra nguồn tiếp nhận nước thải
2.1.1. Giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp dệt nhuộm khi xả ra nguồn tiếp nhận nước thải được tính theo công thức sau:
Cmax = C x Kq x Kf
Trong đó:
- Cmax là giá trị tối đa cho phép của thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp dệt nhuộm khi xả ra nguồn tiếp nhận nước thải.
- C là giá trị của thông số ô nhiễm trong nước thải dệt nhuộm quy định tại mục 2.2.
- Kq là hệ số nguồn tiếp nhận nước thải quy định tại mục 2.3 ứng với lưu lượng dòng chảy của sông, suối, khe, rạch; kênh, mương; dung tích của hồ, ao, đầm; mục đích sử dụng của vùng nước biển ven bờ.
- Kf là hệ số lưu lượng nguồn thải quy định tại mục 2.4 ứng với tổng lưu lượng nước thải dệt nhuộm khi xả ra nguồn tiếp nhận nước thải.
2.1.2. Áp dụng giá trị tối đa cho phép Cmax = C (không áp dụng hệ số Kq và Kf) đối với các thông số: Nhiệt độ, pH.
2.1.3. Nước thải công nghiệp dệt nhuộm xả ra hệ thống thoát nước đô thị, khu dân cư chưa có nhà máy xử lý nước thải tập trung thì áp dụng giá trị Cmax = C quy định tại cột B, Bảng 1.
2.2. Giá trị C làm cơ sở tính toán giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm
Bảng 1: Giá trị C để làm cơ sở tính giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp dệt nhuộm
Cột A Bảng 1 quy định giá trị C của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp dệt nhuộm khi xả ra nguồn nước được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt;
Cột B Bảng 1 quy định giá trị C của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp dệt nhuộm khi xả ra nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt;
Mục đích sử dụng của nguồn tiếp nhận nước thải được xác định tại khu vực tiếp nhận nước thải.
Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2020, áp dụng giá trị quy định cho cơ sở mới đối với tất cả các cơ sở dệt nhuộm.
2.3. Hệ số nguồn tiếp nhận nước thải Kq
2.3.1. Hệ số Kq ứng với lưu lượng dòng chảy của sông, suối, khe, rạch; kênh, mương được quy định tại Bảng 2 dưới đây:
Bảng 2: Hệ số Kq ứng với lưu lượng dòng chảy của nguồn tiếp nhận nước thải
Q được tính theo giá trị trung bình lưu lượng dòng chảy của nguồn tiếp nhận nước thải 03 tháng khô kiệt nhất trong 03 năm liên tiếp (số liệu của cơ quan Khí tượng Thuỷ văn).
2.3.2. Hệ số Kq ứng với dung tích của nguồn tiếp nhận nước thải là hồ, ao, đầm được quy định tại Bảng 3 dưới đây:
Bảng 3: Hệ số Kq ứng với dung tích của nguồn tiếp nhận nước thải
V được tính theo giá trị trung bình dung tích của hồ, ao, đầm tiếp nhận nước thải 03 tháng khô kiệt nhất trong 03 năm liên tiếp (số liệu của cơ quan Khí tượng Thuỷ văn).
2.3.3. Khi nguồn tiếp nhận nước thải không có số liệu về lưu lượng dòng chảy của sông, suối, khe, rạch, kênh, mương thì áp dụng giá trị hệ số Kq = 0,9; nguồn tiếp nhận nước thải là hồ, ao, đầm không có số liệu về dung tích thì áp dụng giá trị hệ số Kq = 0,6.
2.3.4. Hệ số Kq đối với nguồn tiếp nhận nước thải là vùng nước biển ven bờ, đầm phá nước mặn và nước lợ ven biển.
Vùng nước biển ven bờ dùng cho mục đích bảo vệ thuỷ sinh, thể thao và giải trí dưới nước, đầm phá nước mặn và nước lợ ven biển áp dụng giá trị hệ số Kq = 1.
Vùng nước biển ven bờ không dùng cho mục đích bảo vệ thuỷ sinh, thể thao hoặc giải trí dưới nước áp dụng giá trị hệ số Kq = 1,3.
2.4. Hệ số lưu lượng nguồn thải Kf
Hệ số lưu lượng nguồn thải Kf được quy định tại Bảng 4 dưới đây:
Bảng 4: Hệ số lưu lượng nguồn thải Kf
Lưu lượng nguồn thải F được tính theo lưu lượng thải lớn nhất nêu trong Báo cáo đánh giá tác động môi trường, Cam kết bảo vệ môi trường, Đề án bảo vệ môi trường, Kế hoạch bảo vệ môi trường, hoặc Giấy xác nhận việc hoàn thành các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Khi lưu lượng nguồn thải F thay đổi, không còn phù hợp với giá trị hệ số Kf đang áp dụng, cơ sở dệt nhuộm phải báo cáo với cơ quan có thẩm quyền để điều chỉnh hệ số Kf."
Để lấy mẫu và xác định các giá trị thông số trong nước thải công nghiệp dệt nhuộm cần thực hiện theo phương pháp nào?
Căn cứ Mục 3 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 13-MT:2015/BTNMT về nước thải công nghiệp dệt nhuộm, phương pháp xác định đối với nước thải công nghiệp dệt nhuộm được quy định cụ thể như sau:
"3. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH
3.1. Phương pháp lấy mẫu và xác định giá trị các thông số trong nước thải công nghiệp dệt nhuộm thực hiện theo các tiêu chuẩn sau đây:
3.2. Chấp nhận các phương pháp phân tích hướng dẫn trong các tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế khác có độ chính xác tương đương hoặc cao hơn các tiêu chuẩn viện dẫn ở mục 3.1."
Như vậy, đối với hệ thống nước thải công nghiệp dệt nhuộm, pháp luật hiện hành quy định cụ thể về khái niệm,các quy định kỹ thuật cần đáp ứng cũng như cách thức thực hiện phương pháp xác định cụ thể như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.