Nguồn lực để thực hiện chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ được quy định như thế nào?
- Để thực hiện chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ gồm các nhóm giải pháp nào?
- Nguồn lực để thực hiện chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ được quy định như thế nào?
- Các chỉ thị đánh giá kết quả thực hiện chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ được xây dựng như thế nào?
Để thực hiện chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ gồm các nhóm giải pháp nào?
Để thực hiện chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ gồm các nhóm giải pháp được quy định tại khoản 2 Điều 13 Thông tư 49/2017/TT-BTNMT như sau:
Xây dựng nội dung chủ yếu của chương trình
Nội dung chủ yếu của chương trình bao gồm các nhóm giải pháp, nhiệm vụ và nguồn lực để thực hiện chương trình.
1. Các nhóm nhiệm vụ được cụ thể hóa thành các dự án, đề án, đề tài và các hoạt động khác theo lộ trình thời gian và phù hợp với nguồn lực thực tế nhằm thực hiện mục tiêu của chương trình.
2. Các nhóm giải pháp để thực hiện chương trình bao gồm:
a) Nhóm giải pháp về thể chế, chính sách;
b) Nhóm giải pháp về tăng cường năng lực quản lý nhà nước;
c) Nhóm giải pháp về tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý và các bên liên quan về quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ;
d) Nhóm giải pháp về tài chính;
đ) Nhóm giải pháp về các công cụ kỹ thuật hỗ trợ quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ;
e) Nhóm giải pháp về hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi để cộng đồng dân cư, tổ chức, cá nhân có liên quan tham gia tích cực và hiệu quả trong quá trình quản lý;
g) Nhóm giải pháp về hợp tác quốc tế và ứng dụng khoa học, công nghệ.
…
Như vậy, theo quy định trên thì để thực hiện chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ gồm các nhóm giải pháp sau:
- Nhóm giải pháp về thể chế, chính sách;
- Nhóm giải pháp về tăng cường năng lực quản lý nhà nước;
- Nhóm giải pháp về tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý và các bên liên quan về quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ;
- Nhóm giải pháp về tài chính;
- Nhóm giải pháp về các công cụ kỹ thuật hỗ trợ quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ;
- Nhóm giải pháp về hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi để cộng đồng dân cư, tổ chức, cá nhân có liên quan tham gia tích cực và hiệu quả trong quá trình quản lý;
- Nhóm giải pháp về hợp tác quốc tế và ứng dụng khoa học, công nghệ.
Nguồn lực để thực hiện chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Nguồn lực để thực hiện chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ được quy định như thế nào?
Nguồn lực để thực hiện chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ được quy định tại khoản 3 Điều 13 Thông tư 49/2017/TT-BTNMT như sau:
Xây dựng nội dung chủ yếu của chương trình
…
3. Nguồn lực để thực hiện chương trình
a) Nguồn nhân lực bao gồm các cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư có liên quan trong việc lập và thực hiện chương trình;
b) Nguồn tài chính bao gồm nguồn vốn từ ngân sách địa phương; các nguồn đầu tư khác thông qua các chương trình, dự án hợp tác quốc tế song phương và đa phương; các nguồn xã hội hóa từ doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài.
Như vậy, theo quy định trên thì nguồn lực để thực hiện chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ gồm:
- Nguồn nhân lực bao gồm các cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư có liên quan trong việc lập và thực hiện chương trình;
- Nguồn tài chính bao gồm nguồn vốn từ ngân sách địa phương; các nguồn đầu tư khác thông qua các chương trình, dự án hợp tác quốc tế song phương và đa phương; các nguồn xã hội hóa từ doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài.
Các chỉ thị đánh giá kết quả thực hiện chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ được xây dựng như thế nào?
Các chỉ thị đánh giá kết quả thực hiện chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ được xây dựng theo quy định tại Điều 14 Thông tư 49/2017/TT-BTNMT như sau:
Xây dựng các chỉ thị đánh giá kết quả thực hiện chương trình
1. Các chỉ thị đánh giá kết quả thực hiện chương trình được xây dựng dựa trên mục tiêu của chương trình.
2. Các nhóm chỉ thị bao gồm:
a) Nhóm chỉ thị về quản lý, bao gồm các chỉ thị mô tả mức độ và kết quả hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật hỗ trợ quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ;
b) Nhóm chỉ thị về khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường, bao gồm các chỉ thị mô tả mức độ khai thác, sử dụng tài nguyên vùng bờ và kiểm soát, bảo vệ chất lượng môi trường vùng bờ;
c) Nhóm chỉ thị về kinh tế - xã hội, bao gồm các chỉ thị mô tả điều kiện kinh tế - xã hội của cộng đồng dân cư vùng bờ;
d) Danh mục các chỉ thị được quy định tại Phụ lục 2 của Thông tư này.
Như vậy, theo quy định trên thì các chỉ thị đánh giá kết quả thực hiện chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ được xây dựng dựa trên mục tiêu của chương trình.
Các nhóm chỉ thị bao gồm:
- Nhóm chỉ thị về quản lý, bao gồm các chỉ thị mô tả mức độ và kết quả hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật hỗ trợ quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ;
- Nhóm chỉ thị về khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường, bao gồm các chỉ thị mô tả mức độ khai thác, sử dụng tài nguyên vùng bờ và kiểm soát, bảo vệ chất lượng môi trường vùng bờ;
- Nhóm chỉ thị về kinh tế - xã hội, bao gồm các chỉ thị mô tả điều kiện kinh tế - xã hội của cộng đồng dân cư vùng bờ;
- Danh mục các chỉ thị được quy định tại Phụ lục 2 của Thông tư này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.