Nguồn hỗ trợ vốn cho các Chương trình, dự án khởi nghiệp của học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025 được lấy từ đâu?
- Mục tiêu chung của đề án hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025 là gì?
- Mục tiêu cụ thể của đề án hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025 là gì?
- Nguồn hỗ trợ vốn cho các Chương trình, dự án khởi nghiệp của học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025 được lấy từ đâu?
- Trách nhiệm của Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác học sinh, sinh viên trong công tác hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025 được quy định như thế nào?
Mục tiêu chung của đề án hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025 là gì?
Căn cứ Điều 1 Quyết định 1665/QĐ-TTg năm 2017 xác định mục tiêu chung của đề án hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025 như sau:
Phê duyệt Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025” (gọi tắt là Đề án) với những nội dung chính như sau:
I. MỤC TIÊU ĐỀ ÁN
1. Mục tiêu chung
Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp của học sinh, sinh viên và trang bị các kiến thức, kỹ năng về khởi nghiệp cho học sinh, sinh viên trong thời gian học tập tại các nhà trường. Tạo môi trường thuận lợi để hỗ trợ học sinh, sinh viên hình thành và hiện thực hóa các ý tưởng, dự án khởi nghiệp, góp phần tạo việc làm cho học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp.
Theo đó, mục tiêu cốt lõi đề án hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025 là thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp của học sinh, sinh viên và trang bị các kiến thức, kỹ năng về khởi nghiệp cho học sinh, sinh viên.
Đồng thời tạo điều kiện, môi trường thuận lợi để hoc sinh, sinh viên hiện thực hóa các ý tưởng khởi nghiệp của học sinh, sinh viên là những trụ cột kinh tế của đất nước trong tương lai.
Mục tiêu cụ thể của đề án hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025 là gì?
Theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 1 Quyết định 1665/QĐ-TTg năm 2017 xác định mục tiêu cụ thể của đề án hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025 như sau:
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, trang bị kiến thức, kỹ năng về khởi nghiệp cho học sinh, sinh viên;
- Tăng cường cơ sở vật chất cho các trung tâm hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp trong các đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng và trường trung cấp;
- 100% các đại học, học viện, trường đại học, 70% các trường cao đẳng, trường trung cấp có ít nhất 05 ý tưởng, dự án khởi nghiệp của học sinh, sinh viên được hỗ trợ đầu tư từ nguồn kinh phí phù hợp hoặc kết nối với các doanh nghiệp, các quỹ đầu tư mạo hiểm.
Nguồn hỗ trợ vốn cho các Chương trình, dự án khởi nghiệp của học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025 được lấy từ đâu? (Hình từ Internet)
Nguồn hỗ trợ vốn cho các Chương trình, dự án khởi nghiệp của học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025 được lấy từ đâu?
Căn cứ khoản 4 Mục II Quyết định 1230/QĐ-BGDĐT năm 2018 quy định nguồn vốn hỗ trợ cho các Chương trình, dự án khởi nghiệp của học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025 như sau:
Nhiệm vụ, giải pháp
4. Hỗ trợ nguồn vốn cho các Chương trình, dự án khởi nghiệp của học sinh, sinh viên học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025
a) Các đại học, học viện, trường đại học chủ động bố trí kinh phí từ các nguồn thu hợp pháp của nhà trường (bao gồm các nguồn chi thường xuyên, nguồn nghiên cứu khoa học sinh viên,...) để hỗ trợ các hoạt động, các ý tưởng, dự án khởi nghiệp của sinh viên trong trường.
b) Xây dựng Quỹ hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp tại các nhà trường từ nguồn kinh phí xã hội hóa.
c) Hỗ trợ tìm kiếm nguồn kinh phí, kết nối, thu hút đầu tư từ các cá nhân, tổ chức đối với các dự án được hình thành từ các ý tưởng khởi nghiệp của học sinh, sinh viên.
Theo quy định này, vốn hỗ trợ cho các Chương trình, dự án khởi nghiệp của học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025 được lấy từ 03 nguồn sau:
Nguồn thu hợp pháp của các trường đại học, học viện để hỗ trợ các hoạt động, các ý tưởng khởi nghiệp của sinh viên trong trường.
Xây dựng Quỹ hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp tại các nhà trường từ nguồn kinh phí xã hội hóa.
Nguồn đầu tư từ các cá nhân, tổ chức đối với các dự án được hình thành từ các ý tưởng khởi nghiệp của học sinh, sinh viên.
Trách nhiệm của Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác học sinh, sinh viên trong công tác hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025 được quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Mục III Quyết định 1665/QĐ-TTg năm 2017 quy định trách nhiệm của Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác học sinh, sinh viên trong công tác hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025 như sau:
Tổ chức thực hiện
1. Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác học sinh, sinh viên chủ trì phối hợp với Văn phòng (Trung tâm Truyền thông giáo dục), các Cục, Vụ liên quan chủ động tổ chức tuyên truyền, giới thiệu về Kế hoạch và các hoạt động triển khai Kế hoạch này của các nhà trường, địa phương trên các phương tiện thông tin đại chúng. Hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc các Bộ, ngành, địa phương, các cơ sở đào tạo triển khai thực hiện Đề án. Chủ trì việc kiểm tra, đánh giá, báo cáo định kỳ hằng năm việc triển khai các nội dung của Kế hoạch. Tổ chức sơ kết Đề án vào năm 2020 và tổng kết đánh giá Đề án vào năm 2025.
Chiếu theo quy định này, Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác học sinh, sinh viên có trách nhiệm:
Phối hợp với Văn phòng, các Cục, Vụ liên quan để tuyên truyền, giới thiệu về Kế hoạch hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025;
Hướng dẫn, theo dõi và đôn đốc tiến trình thực hiện của các cấp, ban ngành liên quan trong việc thực hiện đề án;
Kiểm tra, đánh giá, báo cáo định kỳ mỗi năm về việc thực hiện Kế hoạch của các cơ quan có liên quan;
Tổ chức đánh giá mức độ hiệu quả của hoạt động của Đề án vào năm 2020 và tổng kết hoạt động vào năm 2025.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.