Người uống bia chạy xe đạp có bị cấm không? Trong hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở sẽ bị xử phạt bao nhiêu?
- Người uống bia chạy xe đạp có bị vi phạm pháp luật không?
- Người uống bia chạy xe đạp mà trong hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở sẽ bị xử phạt bao nhiêu?
- Trưởng Công an xã có quyền xử phạt người uống bia chạy xe đạp mà trong hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở không?
Người uống bia chạy xe đạp có bị vi phạm pháp luật không?
Người uống bia chạy xe đạp có bị vi phạm pháp luật không, căn cứ theo khoản 8 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ 2008 được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 35 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019 quy định:
Các hành vi bị nghiêm cấm
...
5. Thay đổi tổng thành, linh kiện, phụ kiện xe cơ giới để tạm thời đạt tiêu chuẩn kỹ thuật của xe khi đi kiểm định.
6. Đua xe, cổ vũ đua xe, tổ chức đua xe trái phép, lạng lách, đánh võng.
7. Điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà trong cơ thể có chất ma túy.
8. Điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.
...
Theo đó căn cứ khoản 17 và khoản 19 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định:
Giải thích từ ngữ
...
17. Phương tiện giao thông đường bộ gồm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, phương tiện giao thông thô sơ đường bộ.
18. Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (sau đây gọi là xe cơ giới) gồm xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự.
19. Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ (sau đây gọi là xe thô sơ) gồm xe đạp (kể cả xe đạp máy), xe xích lô, xe lăn dùng cho người khuyết tật, xe súc vật kéo và các loại xe tương tự.
...
Theo quy định phương tiện giao thông đường bộ gồm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, phương tiện giao thông thô sơ đường bộ. Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ gồm xe đạp, xe xích lô, xe lăn dùng cho người khuyết tật, xe súc vật kéo và các loại xe tương tự.
Như vậy người uống bia chạy xe đạp là hành vi vi phạm pháp luật.
Người uống bia chạy xe đạp có bị cấm không? (Ảnh từ Internet)
Người uống bia chạy xe đạp mà trong hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở sẽ bị xử phạt bao nhiêu?
Người uống bia chạy xe đạp mà trong hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở sẽ bị xử phạt bao nhiêu, căn cứ theo khoản 4 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:
Xử phạt người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác vi phạm quy tắc giao thông đường bộ.
...
4. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
Xử phạt người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
a) Điều khiển xe đi vào đường cao tốc, trừ phương tiện phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc;
b) Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn;
c) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở;
...
Theo đó người điều khiển xe đạp trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở sẽ bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.
Theo đó người chạy xe đạp mà trong hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở sẽ bị phạt từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.
Trưởng Công an xã có quyền xử phạt người uống bia chạy xe đạp mà trong hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở không?
Theo điểm d khoản 4 Điều 74 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi bởi Điểm đ Khoản 26 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP có quy định:
Phân định thẩm quyền xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt
...
4. Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trưởng trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có liên quan đến trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại các điểm, khoản, điều của Nghị định này như sau:
...
d) Điểm c, điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h, điểm k, điểm l, điểm m, điểm n, điểm o, điểm p, điểm q khoản 1; khoản 2; khoản 3; khoản 4 Điều 8;
...
Cũng theo khoản 3 Điều 76 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 28 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP có quy định:
Thẩm quyền xử phạt của Công an nhân dân
...
3. Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trưởng trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn Cảnh sát cơ động có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 2.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 5.000.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a và điểm c khoản 1 Điều 4 của Nghị định này.
Trưởng Công an cấp xã trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có liên quan đến trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm, trong đó có khoản 4 Điều 8 Nghị định này.
Ngoài ra, Trưởng Công an cấp xã có quyền xử phạt đến 2.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt.
Cho nên Trưởng Công an xã có quyền xử phạt người uống bia chạy xe đạp mà trong hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.