Người tung tin đồn thất thiệt cho người khác phải có trách nhiệm bồi thường như thế nào theo quy định của pháp luật?
Danh dự, nhân phẩm của cá nhân được pháp luật bảo vệ như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 34 Bộ luật Dân sự 2015 về quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín như sau:
Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín
1. Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.
2. Cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án bác bỏ thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình.
Việc bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín có thể được thực hiện sau khi cá nhân chết theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc con thành niên; trường hợp không có những người này thì theo yêu cầu của cha, mẹ của người đã chết, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.
3. Thông tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng nào thì phải được gỡ bỏ, cải chính bằng chính phương tiện thông tin đại chúng đó. Nếu thông tin này được cơ quan, tổ chức, cá nhân cất giữ thì phải được hủy bỏ.
4. Trường hợp không xác định được người đã đưa tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình thì người bị đưa tin có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố thông tin đó là không đúng.
5. Cá nhân bị thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín thì ngoài quyền yêu cầu bác bỏ thông tin đó còn có quyền yêu cầu người đưa ra thông tin xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại.
Theo đó, danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ. Pháp luật bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân thông qua các quyền của cá nhân được quy định như sau:
.- Cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án bác bỏ thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình.
- Việc bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín có thể được thực hiện sau khi cá nhân chết theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc con thành niên; trường hợp không có những người này thì theo yêu cầu của cha, mẹ của người đã chết, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.
- Thông tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng nào thì phải được gỡ bỏ, cải chính bằng chính phương tiện thông tin đại chúng đó. Nếu thông tin này được cơ quan, tổ chức, cá nhân cất giữ thì phải được hủy bỏ.
- Trường hợp không xác định được người đã đưa tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình thì người bị đưa tin có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố thông tin đó là không đúng.
- Cá nhân bị thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín thì ngoài quyền yêu cầu bác bỏ thông tin đó còn có quyền yêu cầu người đưa ra thông tin xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại.
Người tung tin đồn thất thiệt cho người khác phải có trách nhiệm bồi thường? (Hình từ internet)
Người tung tin đồn thất thiệt về người khác phải có trách nhiệm bồi thường như thế nào theo quy định của pháp luật?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 2 Nghị quyết 02/2022/NQ-HĐTP quy định về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại quy định tại Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
Về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại quy định tại Điều 584 của Bộ luật Dân sự
1. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 584 của Bộ luật Dân sự phát sinh khi có đầy đủ các yếu tố sau đây:
a) Có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác;
b) Có thiệt hại xảy ra là thiệt hại về vật chất, thiệt hại về tinh thần;
Thiệt hại về vật chất là tổn thất vật chất thực tế xác định được của chủ thể bị xâm phạm, bao gồm tổn thất về tài sản mà không khắc phục được; chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại; thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút do tài sản, sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, uy tín, quyền và lợi ích hợp pháp khác bị xâm phạm.
Thiệt hại về tinh thần là tổn thất tinh thần do bị xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, quyền và lợi ích nhân thân khác mà chủ thể bị xâm phạm hoặc người thân thích của họ phải chịu và cần phải được bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất đó.
c) Có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra và hành vi xâm phạm. Thiệt hại xảy ra phải là kết quả tất yếu của hành vi xâm phạm và ngược lại hành vi xâm phạm là nguyên nhân gây ra thiệt hại.
...
Theo đó, hành vi tung tin đồn thất thiệt về người khác là hành vi là hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín, quyền và lợi ích hợp pháp khác của người khác. Do đó, hành vi tung tin đồn thất thiệt về người khác có thể được xem là một căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại quy định tại Điều 584 của Bộ luật Dân sự 2015.
Và theo Điều 9 Nghị quyết 02/2022/NQ-HĐTP quy định về thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm quy định tại Điều 592 của Bộ luật Dân sự 2015. Cụ thể như sau:
Về thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm quy định tại Điều 592 của Bộ luật Dân sự
Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm quy định tại Điều 592 của Bộ luật Dân sự được xác định như sau:
1. Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại bao gồm: Chi phí cần thiết cho việc thu hồi, xóa bỏ vật phẩm, ấn phẩm, dữ liệu có nội dung xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người bị thiệt hại; chi phí cho việc thu thập tài liệu, chứng cứ chứng minh danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm; tiền tàu, xe đi lại, thuê nhà trọ (nếu có) theo giá trung bình ở địa phương nơi người bị thiệt hại chi trả để yêu cầu cơ quan chức năng xác minh sự việc, cải chính trên các phương tiện thông tin đại chúng; chi phí tổ chức xin lỗi, cải chính công khai tại nơi cư trú hoặc nơi làm việc của người bị thiệt hại và các chi phí thực tế, cần thiết khác để hạn chế, khắc phục thiệt hại (nếu có).
2. Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút được xác định như sau:
a) Trước khi danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm, người bị xâm phạm có thu nhập thực tế nhưng do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm mà người bị xâm phạm phải thực hiện những công việc để hạn chế, khắc phục thiệt hại nên khoản thu nhập thực tế của họ bị mất hoặc bị giảm sút, thì họ được bồi thường khoản thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút đó;
b) Việc xác định thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị xâm phạm được thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 7 Nghị quyết này.
Như vậy, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi tung tin đồn thất thiệt về người khác được xác định như sau:
- Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại. Chi phí này bao gồm:
+ Chi phí cần thiết cho việc thu hồi, xóa bỏ vật phẩm, ấn phẩm, dữ liệu có nội dung xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người bị thiệt hại;
+ Chi phí cho việc thu thập tài liệu, chứng cứ chứng minh danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm
+ Tiền tàu, xe đi lại, thuê nhà trọ (nếu có) theo giá trung bình ở địa phương nơi người bị thiệt hại chi trả để yêu cầu cơ quan chức năng xác minh sự việc, cải chính trên các phương tiện thông tin đại chúng;
+ Chi phí tổ chức xin lỗi, cải chính công khai tại nơi cư trú hoặc nơi làm việc của người bị thiệt hại
+ Các chi phí thực tế, cần thiết khác để hạn chế, khắc phục thiệt hại (nếu có).
- Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút. Khoản thu nhập thực tết bị mất được xác định như sau:
+ Trước khi danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm, người bị xâm phạm có thu nhập thực tế nhưng do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm mà người bị xâm phạm phải thực hiện những công việc để hạn chế, khắc phục thiệt hại nên khoản thu nhập thực tế của họ bị mất hoặc bị giảm sút, thì họ được bồi thường khoản thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút đó;
+ Việc xác định thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị xâm phạm được thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 7 Nghị quyết này.
Ngoài ra, theo quy định tại khoản 2 Điều 592 Bộ luật Hình sự 2015 thì người tung tin đồn thất thiệt về người khác phải có trách nhiệm bồi thường một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu.
Người tung tin đồn thất thiệt về người khác có bị xử phạt vi phạm hành chính không?
Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP thì người tung tin đồn thất thiệt về người khác có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
Đồng thời bị buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn và buộc xin lỗi công khai đối với hành vi vi phạm đối với hành vi vi phạm trừ trường hợp nạn nhân có đơn không yêu cầu (theo khoản 14 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP).
Lưu ý: Trừ các hành vi được quy định tại t điểm b khoản 2 Điều 21 Nghị định 144/2021/NĐ-CP và Điều 54 Nghị định 144/2021/NĐ-CP sẽ không áp dụng mức phạt này;
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.