Người trúng tuyển công chức được miễn kiểm định chất lượng đầu vào trong những trường hợp nào theo quy định?

Tôi vừa tốt nghiệp đại học. Hiện, tôi muốn dự tuyển công chức tại quê vào tháng 9 tới. Nhưng tôi nghe nói từ 7-2020, một số trường hợp người trúng tuyển công chức còn phải được kiểm định chất lượng đầu vào. Vậy xin hỏi, người trúng tuyển công chức có thật sự phải được kiểm định đầu vào? Những trường hợp nào thì người trúng tuyển công chức được miễn kiểm định chất lượng đầu vào?

Để đăng ký dự tuyển công chức cần đáp ứng những điều kiện gì?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 36 Luật Cán bộ, công chức 2008 về điều kiện đăng ký dự tuyển công chức:

"1. Người có đủ các điều kiện sau đây không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo được đăng ký dự tuyển công chức:
a) Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam;
b) Đủ 18 tuổi trở lên;
c) Có đơn dự tuyển; có lý lịch rõ ràng;
d) Có văn bằng, chứng chỉ phù hợp;
đ) Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt;
e) Đủ sức khoẻ để thực hiện nhiệm vụ;
g) Các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí dự tuyển."

Theo đó, người có đủ các điều kiện nêu trên không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo được đăng ký dự tuyển công chức.

Người trúng tuyển công chức còn phải kiểm định chất lượng đầu vào đúng không?

Người trúng tuyển công chức còn phải kiểm định chất lượng đầu vào đúng không?

Người trúng tuyển công chức còn phải kiểm định chất lượng đầu vào đúng không?

Theo Điều 39 Luật Cán bộ, công chức 2008 được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 quy định:

“Điều 39. Tuyển dụng công chức
...
2. Thực hiện kiểm định chất lượng đầu vào công chức, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 37 của Luật này. Việc kiểm định chất lượng đầu vào công chức được thực hiện theo lộ trình, bảo đảm công khai, minh bạch, thiết thực, hiệu quả."

Với quy định nêu trên, người trúng tuyển công chức sẽ phải thực hiện kiểm định chất lượng đầu vào theo lộ trình. Việc kiểm định chất lượng đầu vào công chức được bảo đảm công khai, minh bạch, thiết thực, hiệu quả.

Những trường hợp nào thì người trúng tuyển công chức được miễn kiểm định chất lượng đầu vào?

Căn cứ tại Điều 37 Luật Cán bộ, công chức 2008 được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 quy định:

“Điều 37. Phương thức tuyển dụng công chức
...
2. Việc tuyển dụng công chức thông qua xét tuyển được thực hiện theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức đối với từng nhóm đối tượng sau đây:
a) Cam kết tình nguyện làm việc từ 05 năm trở lên ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;
b) Người học theo chế độ cử tuyển theo quy định của Luật giáo dục, sau khi tốt nghiệp về công tác tại địa phương nơi cử đi học;
c) Sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, nhà khoa học trẻ tài năng.
3. Ngoài hình thức tuyển dụng thông qua thi tuyển và xét tuyển, người đứng đầu cơ quan quản lý công chức quyết định tiếp nhận người đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện của vị trí việc làm vào làm công chức đối với trường hợp sau đây:
a) Viên chức công tác tại đơn vị sự nghiệp công lập;
b) Cán bộ, công chức cấp xã;
c) Người hưởng lương trong lực lượng vũ trang nhân dân, người làm việc trong tổ chức cơ yếu nhưng không phải là công chức;
d) Tiếp nhận để bổ nhiệm làm công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đối với người đang là Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch công ty, Thành viên Hội đồng thành viên, Thành viên Hội đồng quản trị, Kiểm soát viên, Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc, Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng và người đang giữ chức vụ, chức danh quản lý khác theo quy định của Chính phủ trong doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ; người được tiếp nhận phải được quy hoạch vào chức vụ bổ nhiệm hoặc chức vụ tương đương;
đ) Người đã từng là cán bộ, công chức sau đó được cấp có thẩm quyền điều động, luân chuyển giữ các vị trí công tác không phải là cán bộ, công chức tại các cơ quan, tổ chức khác.
4. Các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này được xem xét tiếp nhận vào làm công chức nếu không trong thời hạn xử lý kỷ luật, không trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật quy định tại Điều 82 của Luật này; các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 3 Điều này còn phải có đủ 05 năm công tác trở lên phù hợp với lĩnh vực tiếp nhận.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”.

Theo đó, các trường hợp sau thì người trúng tuyển công chức sẽ được miễn kiểm định chất lượng đầu vào:

- Công chức cam kết tình nguyện làm việc từ năm năm trở lên ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

- Người học theo hình thức cử tuyển, sau khi tốt nghiệp về công tác tại địa phương nơi cử đi học.

- Sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, nhà khoa học trẻ.

- Viên chức công tác tại các đơn vị sự nghiệp công lập.

- Cán bộ, công chức cấp xã.

- Người hưởng lương trong lực lượng vũ trang nhân dân; người làm công tác cơ yếu nhưng không phải là công chức.

- Người đang là chủ tịch hội đồng thành viên, chủ tịch công ty, thành viên hội đồng thành viên, kiểm soát viên, tổng giám đốc, phó tổng giám đốc, giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng và chức danh tương đương tại doanh nghiệp nhà nước.

- Người đại diện phần vốn nhà nước giữ chức danh là chủ tịch hội đồng quản trị, chủ tịch hội đồng thành viên, thành viên hội đồng quản trị, tổng giám đốc, phó tổng giám đốc, giám đốc, phó giám đốc và chức danh tương đương tại doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.

- Người đã từng là cán bộ, công chức từ cấp huyện trở lên sau đó được cấp có thẩm quyền điều động, luân chuyển về làm việc tại các cơ quan, tổ chức khác.

Tuy nhiên, trừ ba trường hợp đầu tiên được miễn kiểm định chất lượng đầu vào, còn lại thì người được xét miễn phải không trong thời hạn xử lý kỷ luật, không trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật. Trong trường hợp người được xét miễn là viên chức công tác tại các đơn vị sự nghiệp công lập, cán bộ, công chức cấp xã, người hưởng lương trong lực lượng vũ trang nhân dân; người làm công tác cơ yếu nhưng không phải là công chức, người nắm giữ các chức danh lãnh đạo tại doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ nêu ở trên thì còn phải có đủ năm năm công tác trở lên phù hợp với lĩnh vực tiếp nhận.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

398 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào