Người trực tiếp quản lý bí mật nhà nước của ngành Thuế phải đáp ứng những tiêu chuẩn nào theo quy định?

Cho tôi hỏi người trực tiếp quản lý bí mật nhà nước của ngành Thuế cần đáp ứng những tiêu chuẩn gì? Dữ liệu điện tử chứa bí mật nhà nước của ngành Thuế được lưu trữ thế nào? Câu hỏi của chị NTQH từ Quảng Nam.

Người trực tiếp quản lý bí mật nhà nước của ngành Thuế phải đáp ứng những tiêu chuẩn nào theo quy định?

Tiêu chuẩn, yêu cầu đối với người trực tiếp quản lý bí mật nhà nước của ngành Thuế được quy định tại Điều 20 Nội quy bảo vệ bí mật nhà nước ngành Thuế ban hành kèm theo Quyết định 245/QĐ-TCT năm 2023 như sau:

(1) Có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm;

Có đủ tiêu chuẩn chính trị, có kiến thức pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước, nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;

Có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và năng lực để hoàn thành nhiệm vụ được giao.

(2) Có trách nhiệm giữ gìn bí mật nhà nước, phục tùng sự phân công, điều động của cơ quan, tổ chức và thực hiện đầy đủ chức trách, nhiệm vụ được giao.

(3) Trước khi thôi việc, chuyển công tác, nghỉ hưu hoặc vì lý do khác mà không được phân công tiếp tục quản lý bí mật nhà nước thì phải bàn giao bí mật nhà nước cho cơ quan, đơn vị có thẩm quyền quản lý và cam kết bảo vệ bí mật nhà nước đã quản lý.

(4) Phải thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các quy định tại Nội quy bảo vệ bí mật nhà nước ngành Thuế ban hành kèm theo Quyết định 245/QĐ-TCT năm 2023 và các quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.

Lưu ý: Người thực hiện nhiệm vụ chuyên trách, kiêm nhiệm bảo vệ bí mật nhà nước được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.

Người trực tiếp quản lý bí mật nhà nước của ngành Thuế phải đáp ứng những tiêu chuẩn nào theo quy định?

Người trực tiếp quản lý bí mật nhà nước của ngành Thuế phải đáp ứng những tiêu chuẩn nào theo quy định? (Hình từ Internet)

Dữ liệu điện tử chứa bí mật nhà nước của ngành Thuế được lưu trữ thế nào?

Dữ liệu điện tử chứa bí mật nhà nước được quy định tại khoản 4 Điều 8 Nội quy bảo vệ bí mật nhà nước ngành Thuế ban hành kèm theo Quyết định 245/QĐ-TCT năm 2023 như sau:

Thống kê, lưu giữ, bảo quản tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước
...
2. Hàng năm, các đơn vị thống kê tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước đã tiếp nhận, phát hành theo trình tự thời gian và từng độ mật.
3. Tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước khi lưu giữ phải được đóng dấu ký hiệu A, B, C bên ngoài bìa hồ sơ/gáy cặp tương ứng với độ mật của tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước bên trong. Trường hợp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước trong cùng một hồ sơ có độ mật khác nhau thì đóng dấu theo độ mật cao nhất.
Tùy theo tính chất của từng nơi cất giữ tài liệu mật mà áp dụng các biện pháp bảo vệ thích hợp với nguyên tắc đảm bảo an toàn tuyệt đối, nội quy bảo vệ chặt chẽ.
4. Lưu giữ, bảo quản dữ liệu điện tử bí mật nhà nước trên máy tính/phần mềm nghiệp vụ theo quy định của pháp luật về cơ yếu:
a) Bản mềm dự thảo tài liệu chứa bí mật nhà nước lưu giữ trong máy tính phải được đặt mã khóa để bảo vệ.
b) Dữ liệu điện tử chứa bí mật nhà nước lưu giữ trên phần mềm hệ thống nghiệp vụ phải được bảo mật bằng mật mã cơ yếu và phải được phân quyền truy cập đến từng đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động có trách nhiệm truy cập vào hệ thống để giải quyết công việc.

Như vậy, theo quy định thì dữ liệu điện tử chứa bí mật nhà nước của ngành Thuế được lưu giữ trên phần mềm hệ thống nghiệp vụ.

Và phải được bảo mật bằng mật mã cơ yếu; được phân quyền truy cập đến từng đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động có trách nhiệm truy cập vào hệ thống để giải quyết công việc.

Văn phòng Tổng cục Thuế có trách nhiệm gì trong việc bảo vệ bí mật nhà nước của ngành Thuế?

Trách nhiệm bảo vệ bí mật nhà nước của Văn phòng Tổng cục Thuế được quy định tại khoản 1 Điều 21 Nội quy bảo vệ bí mật nhà nước ngành Thuế ban hành kèm theo Quyết định 245/QĐ-TCT năm 2023 như sau:

Văn phòng Tổng cục Thuế có trách nhiệm tham mưu giúp Tổng cục trưởng quản lý, triển khai thực hiện công tác bảo vệ bí mật nhà nước của Tổng cục Thuế:

- Xây dựng và tổ chức thực hiện nội quy bảo vệ bí mật nhà nước của ngành Thuế.

- Chủ trì xây dựng trình Lãnh đạo Tổng cục ban hành văn bản hướng dẫn liên quan đến bảo vệ bí mật nhà nước.

- Thực hiện theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra công tác bảo vệ bí mật nhà nước trong ngành Thuế.

- Chủ trì đề xuất công tác tự kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.

- Tổ chức tập huấn công tác bảo vệ bí mật nhà nước.

- Sơ kết hàng năm, tổng kết năm năm một lần công tác bảo vệ bí mật nhà nước.

- Phân công cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ kiêm nhiệm bảo vệ bí mật nhà nước và thực hiện theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra công tác bảo vệ bí mật nhà nước tại các đơn vị từ trung ương đến địa phương.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

439 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào