Người trực tiếp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV là ai? Can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV sẽ áp dụng cho những đối tượng nào?
- Người trực tiếp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV là ai?
- Can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV sẽ áp dụng cho những đối tượng nào?
- Ai có thẩm quyền triển khai các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV?
- Thuốc kháng HIV được mua từ nguồn tiền nào?
Người trực tiếp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV là ai?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 2 Nghị định 108/2007/NĐ-CP có quy định như sau:
1. Nhân viên tiếp cận cộng đồng là những người trực tiếp tham gia thực hiện các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV được cấp thẻ theo quy định của pháp luật, bao gồm tuyên truyền viên đồng đẳng và những người tình nguyện khác.
Như vậy, nhân viên tiếp cận cộng đồng là những người trực tiếp tham gia thực hiện các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV được cấp thẻ theo quy định của pháp luật.
Can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV sẽ áp dụng cho những đối tượng nào?
Căn cứ theo Điều 5 Nghị định 108/2007/NĐ-CP có quy định về đối tượng áp dụng các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV như sau:
Các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV được triển khai trong các nhóm đối tượng sau:
1. Người mua dâm, bán dâm;
2. Người nghiện chất dạng thuốc phiện;
3. Người nhiễm HIV;
4. Người có quan hệ tình dục đồng giới;
5. Người thuộc nhóm người di biến động;
6. Người có quan hệ tình dục với các đối tượng quy định tại khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này.
Như vậy, 6 đối tượng trên thì sẽ được áp dụng biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV.
Bên cạnh đó sẽ áp dụng các biện pháp như sau dành cho 6 đối tượng được áp dụng biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV (Điều 4 Nghị định 108/2007/NĐ-CP) như sau:
- Cung cấp và hướng dẫn sử dụng bao cao su.
- Cung cấp và hướng dẫn sử dụng bơm kim tiêm sạch.
- Điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế.
Người trực tiếp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV là ai? Can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV sẽ áp dụng cho những đối tượng nào? (Hình từ Internet)
Ai có thẩm quyền triển khai các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV?
Căn cứ theo Điều 6 Nghị định 108/2007/NĐ-CP quy định về thẩm quyền quyết định triển khai các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV như sau:
- Các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV được thực hiện thông qua các chương trình, dự án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này phê duyệt.
- Thẩm quyền phê duyệt các chương trình, dự án từ nguồn ngân sách nhà nước hoặc các nguồn khác được quy định như sau:
+ Bộ trưởng Bộ Y tế chịu trách nhiệm phê duyệt các chương trình, dự án có quy mô hoạt động từ hai tỉnh trở lên;
+ Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ có chức năng liên quan đến phòng, chống HIV/AIDS chịu trách nhiệm phê duyệt các chương trình, dự án có quy mô hoạt động trong phạm vi thuộc thẩm quyền quản lý của mình;
+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm phê duyệt các chương trình, dự án có quy mô hoạt động trong phạm vi địa phương thuộc thẩm quyền quản lý của mình.
- Thẩm quyền phê duyệt các chương trình, dự án từ nguồn hỗ trợ phát triển chính thức được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 131/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức.
Thuốc kháng HIV được mua từ nguồn tiền nào?
Căn cứ theo Điều 13 Nghị định 108/2007/NĐ-CP quy định phân phối thuốc kháng HIV miễn phí như sau:
Phân phối thuốc kháng HIV miễn phí
1. Thuốc kháng HIV được mua từ nguồn ngân sách nhà nước hoặc do các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tài trợ do Bộ Y tế thống nhất phân phối trong phạm vi cả nước.
2. Hàng năm, Bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt kế hoạch phân phối thuốc kháng HIV quy định tại khoản 1 Điều này, kể cả thuốc kháng HIV sử dụng để điều trị dự phòng cho người bị phơi nhiễm với HIV, bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.
3. Quy trình phân phối thuốc kháng HIV:
a) Thuốc kháng HIV được chuyển từ nhà cung cấp đến các doanh nghiệp dược có đủ điều kiện về bảo quản và phân phối thuốc do Bộ Y tế chỉ định;
b) Hàng tháng hoặc hàng quý, doanh nghiệp dược điều chuyển trực tiếp thuốc kháng HIV cho các cơ sở y tế điều trị người nhiễm HIV theo kế hoạch đã được phê duyệt quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Bộ Y tế, Sở Y tế và đơn vị đầu mối về phòng, chống HIV/AIDS tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm giám sát việc phân phối và sử dụng thuốc kháng HIV.
5. Hàng tháng, các cơ sở y tế điều trị người nhiễm HIV có trách nhiệm báo cáo số lượng thuốc kháng HIV đã sử dụng, đối tượng và phác đồ điều trị, số lượng thuốc kháng HIV còn tồn kho cho Sở Y tế và đơn vị đầu mối về phòng, chống HIV/AIDS tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đồng thời báo cáo Bộ Y tế để tổng hợp và xử lý.
6. Đối với thuốc kháng HIV sử dụng để điều trị dự phòng cho người bị phơi nhiễm với HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp, các đơn vị đầu mối về phòng, chống HIV/AIDS tuyến tỉnh phải dự trữ một cơ số thuốc theo kế hoạch quy định tại khoản 2 Điều này để sử dụng khẩn cấp khi có trường hợp bị phơi nhiễm với HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp xảy ra trên địa bàn quản lý.
Như vậy, thuốc kháng HIV được mua từ nguồn ngân sách nhà nước hoặc do các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tài trợ do Bộ Y tế thống nhất phân phối trong phạm vi cả nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.