Người triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông có thể đưa vào thông báo mời họp nội dung về hướng dẫn cổ đông đăng ký tham dự cuộc họp hay không?

Tôi có thắc mắc muốn được giải đáp như sau người triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông có thể đưa vào thông báo mời họp nội dung về hướng dẫn cổ đông đăng ký tham dự cuộc họp hay không? Câu hỏi của anh T.P.A đến từ Hải Phòng.

Người triệu tập cuộc họp Đại hội đồng cổ đông có thể đưa vào thông báo mời họp nội dung về hướng dẫn cổ đông đăng ký tham dự cuộc họp hay không?

Thông báo mời họp ĐHĐCĐ

Người triệu tập cuộc họp Đại hội đồng cổ đông có thể đưa vào thông báo mời họp nội dung về hướng dẫn cổ đông đăng ký tham dự cuộc họp hay không? (Hình từ Internet)

Căn cứ tại Điều 143 Luật Doanh nghiệp 2020 về mời họp Đại hội đồng cổ đông cụ thể như sau:

Mời họp Đại hội đồng cổ đông
1. Người triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông phải gửi thông báo mời họp đến tất cả cổ đông trong danh sách cổ đông có quyền dự họp chậm nhất là 21 ngày trước ngày khai mạc nếu Điều lệ công ty không quy định thời hạn dài hơn. Thông báo mời họp phải có tên, địa chỉ trụ sở chính, mã số doanh nghiệp; tên, địa chỉ liên lạc của cổ đông, thời gian, địa điểm họp và những yêu cầu khác đối với người dự họp.
2. Thông báo mời họp được gửi bằng phương thức để bảo đảm đến được địa chỉ liên lạc của cổ đông và đăng trên trang thông tin điện tử của công ty; trường hợp công ty xét thấy cần thiết thì đăng báo hằng ngày của trung ương hoặc địa phương theo quy định của Điều lệ công ty.
3. Thông báo mời họp phải được gửi kèm theo các tài liệu sau đây:
a) Chương trình họp, các tài liệu sử dụng trong cuộc họp và dự thảo nghị quyết đối với từng vấn đề trong chương trình họp;
b) Phiếu biểu quyết.
4. Trường hợp công ty có trang thông tin điện tử, việc gửi tài liệu họp kèm theo thông báo mời họp quy định tại khoản 3 Điều này có thể thay thế bằng việc đăng tải lên trang thông tin điện tử của công ty. Trường hợp này, thông báo mời họp phải ghi rõ nơi, cách thức tải tài liệu.

Như vậy, theo quy định của pháp luật thì thông báo mời họp phải có tên, địa chỉ trụ sở chính, mã số doanh nghiệp; tên, địa chỉ liên lạc của cổ đông, thời gian, địa điểm họp và những yêu cầu khác đối với người dự họp.

Theo đó, người triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông có thể đưa vào thông báo mời họp nội dung về hướng dẫn cổ đông đăng ký tham dự cuộc họp để đảm bảo công tác tổ chức cuộc họp diễn ra tốt nhất.

Bởi, đây có thể được xem là “những yêu cầu khác đối với người dự họp”.

Người triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông có phải giải quyết các khiếu nại liên quan đến danh sách cổ đông hay không?

Căn cứ tại Điều 140 Luật Doanh nghiệp 2020 về triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông cụ thể như sau:

Triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông
1. Hội đồng quản trị triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông thường niên và bất thường. Hội đồng quản trị triệu tập họp bất thường Đại hội đồng cổ đông trong trường hợp sau đây:
a) Hội đồng quản trị xét thấy cần thiết vì lợi ích của công ty;
b) Số lượng thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát còn lại ít hơn số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của pháp luật;
c) Theo yêu cầu của cổ đông hoặc nhóm cổ đông quy định tại khoản 2 Điều 115 của Luật này;
d) Theo yêu cầu của Ban kiểm soát;
đ) Trường hợp khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty.
5. Người triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông phải thực hiện các công việc sau đây:
a) Lập danh sách cổ đông có quyền dự họp;
b) Cung cấp thông tin và giải quyết khiếu nại liên quan đến danh sách cổ đông;
c) Lập chương trình và nội dung cuộc họp;
d) Chuẩn bị tài liệu cho cuộc họp;
đ) Dự thảo nghị quyết Đại hội đồng cổ đông theo nội dung dự kiến của cuộc họp; danh sách và thông tin chi tiết của các ứng cử viên trong trường hợp bầu thành viên Hội đồng quản trị, Kiểm soát viên;
e) Xác định thời gian và địa điểm họp;
g) Gửi thông báo mời họp đến từng cổ đông có quyền dự họp theo quy định của Luật này;
h) Công việc khác phục vụ cuộc họp.

Như vậy, người triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông phải giải quyết các khiếu nại liên quan đến danh sách cổ đông.

Nhà nước có những bảo đảm như thế nào đối với doanh nghiệp và chủ sở hữu doanh nghiệp?

Bảo đảm của Nhà nước đối với doanh nghiệp và chủ sở hữu doanh nghiệp được quy định tại Điều 5 Luật Doanh nghiệp 2020 cụ thể như sau:

- Nhà nước công nhận sự tồn tại lâu dài và phát triển của các loại hình doanh nghiệp được quy định tại Luật Doanh nghiệp 2020;

- Bảo đảm bình đẳng trước pháp luật của các doanh nghiệp không phân biệt hình thức sở hữu và thành phần kinh tế;

- Công nhận tính sinh lợi hợp pháp của hoạt động kinh doanh.

- Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sở hữu tài sản, vốn đầu tư, thu nhập, quyền và lợi ích hợp pháp khác của doanh nghiệp và chủ sở hữu doanh nghiệp.

- Tài sản và vốn đầu tư hợp pháp của doanh nghiệp và chủ sở hữu doanh nghiệp không bị quốc hữu hóa, không bị tịch thu bằng biện pháp hành chính.

- Trường hợp thật cần thiết, Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng tài sản của doanh nghiệp thì được thanh toán, bồi thường theo quy định của pháp luật về trưng mua, trưng dụng tài sản.

- Việc thanh toán, bồi thường phải bảo đảm lợi ích của doanh nghiệp và không phân biệt đối xử giữa các loại hình doanh nghiệp.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

953 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào