Người thực hiện trợ giúp pháp lý miễn phí đối với người dân tộc thiểu số là ai? Các hoạt động nâng cao năng lực cho người thực hiện trợ giúp pháp lý?
- Người thực hiện trợ giúp pháp lý miễn phí đối với người dân tộc thiểu số là những ai?
- Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý có trách nhiệm thực hiện những hoạt động nào để nâng cao năng lực cho người thực hiện trợ giúp pháp lý?
- Cơ quan công tác dân tộc ở địa phương có trách nhiệm gì nếu phát hiện người thực hiện trợ giúp pháp lý có hành vi vi phạm pháp luật?
Người thực hiện trợ giúp pháp lý miễn phí đối với người dân tộc thiểu số là những ai?
Người thực hiện trợ giúp pháp lý được quy định tại khoản 3 Điều 2 Thông tư liên tịch 01/2012/TTLT-BTP-UBDT như sau:
Đối tượng áp dụng
1. Người dân tộc thiểu số được hưởng trợ giúp pháp lý bao gồm:
a) Người thường xuyên sinh sống (đã đăng ký thường trú, đã đăng ký tạm trú hoặc có xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn) ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn (xã, phường, thị trấn thuộc vùng khó khăn và xã, thôn, bản có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn) theo quy định của pháp luật.
b) Người không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này nhưng thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý khác theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý bao gồm: Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước (sau đây viết tắt là Trung tâm), Chi nhánh của Trung tâm (sau đây viết tắt là Chi nhánh); Công ty luật, Văn phòng luật sư, Trung tâm tư vấn pháp luật thuộc tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý.
3. Người thực hiện trợ giúp pháp lý bao gồm: Trợ giúp viên pháp lý, cộng tác viên trợ giúp pháp lý của Trung tâm và Chi nhánh; Luật sư, Tư vấn viên pháp luật của các tổ chức đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật.
4. Cơ quan công tác dân tộc địa phương bao gồm: Cơ quan công tác Dân tộc cấp tỉnh và Phòng Dân tộc cấp huyện.
5. Cơ quan quản lý nhà nước về trợ giúp pháp lý, các tổ chức và cá nhân khác có liên quan theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định, người thực hiện trợ giúp pháp lý miễn phí đối với người dân tộc thiểu số bao gồm:
(1) Trợ giúp viên pháp lý, cộng tác viên trợ giúp pháp lý của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước và Chi nhánh của Trung tâm;
(2) Luật sư, Tư vấn viên pháp luật của các tổ chức đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật.
Người thực hiện trợ giúp pháp lý miễn phí đối với người dân tộc thiểu số là những ai? (Hình từ Internet)
Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý có trách nhiệm thực hiện những hoạt động nào để nâng cao năng lực cho người thực hiện trợ giúp pháp lý?
Việc nâng cao năng lực cho người thực hiện trợ giúp pháp lý được quy định tại Điều 8 Thông tư liên tịch 01/2012/TTLT-BTP-UBDT như sau:
Nâng cao năng lực cho người thực hiện trợ giúp pháp lý
Cơ quan quản lý nhà nước về trợ giúp pháp lý, tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý có trách nhiệm thực hiện các hoạt động sau để nâng cao năng lực cho người thực hiện trợ giúp pháp lý:
1. Khảo sát, nghiên cứu nhu cầu tập huấn, bồi dưỡng của người thực hiện trợ giúp pháp lý tại địa bàn vùng đồng bào dân tộc thiểu số; xây dựng nội dung, hình thức và phương pháp tập huấn, bồi dưỡng phù hợp với đặc điểm của vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
2. Mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ trợ giúp pháp lý để cập nhật kiến thức pháp luật và kỹ năng trợ giúp pháp lý cho người thực hiện trợ giúp pháp lý, thành viên Ban Chủ nhiệm Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý tại địa bàn ở xã, phường, thị trấn thuộc vùng khó khăn và xã, thôn, bản có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
3. Bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số cho người thực hiện trợ giúp pháp lý ở xã, phường, thị trấn thuộc vùng khó khăn và xã, thôn, bản có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Như vậy, theo quy định, tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý có trách nhiệm thực hiện các hoạt động sau để nâng cao năng lực cho người thực hiện trợ giúp pháp lý:
(1) Khảo sát, nghiên cứu nhu cầu tập huấn, bồi dưỡng của người thực hiện trợ giúp pháp lý tại địa bàn vùng đồng bào dân tộc thiểu số;
Xây dựng nội dung, hình thức và phương pháp tập huấn, bồi dưỡng phù hợp với đặc điểm của vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
(2) Mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ trợ giúp pháp lý để cập nhật kiến thức pháp luật và kỹ năng trợ giúp pháp lý cho:
- Người thực hiện trợ giúp pháp lý,
- Thành viên Ban Chủ nhiệm Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý tại địa bàn ở xã, phường, thị trấn thuộc vùng khó khăn và xã, thôn, bản có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn.
(3) Bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số cho người thực hiện trợ giúp pháp lý ở xã, phường, thị trấn thuộc vùng khó khăn và xã, thôn, bản có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Cơ quan công tác dân tộc ở địa phương có trách nhiệm gì nếu phát hiện người thực hiện trợ giúp pháp lý có hành vi vi phạm pháp luật?
Trường hợp người thực hiện trợ giúp pháp lý có hành vi vi phạm pháp luật được quy định tại khoản 2 Điều 12 Thông tư liên tịch 01/2012/TTLT-BTP-UBDT như sau:
Trách nhiệm của Cơ quan công tác dân tộc ở địa phương
1. Cơ quan công tác dân tộc ở địa phương trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình nếu phát hiện người dân tộc thiểu số thuộc diện được trợ giúp pháp lý và có nhu cầu trợ giúp pháp lý thì hướng dẫn họ hoặc người đại diện hợp pháp về các thủ tục yêu cầu trợ giúp pháp lý, địa chỉ của tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và danh sách người thực hiện trợ giúp pháp lý ở địa phương để được hưởng trợ giúp pháp lý.
2. Trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, nếu phát hiện người thực hiện trợ giúp pháp lý có hành vi vi phạm pháp luật thì cơ quan, người có thẩm quyền trong Cơ quan công tác dân tộc ở địa phương kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật và thông báo cho Trung tâm, Chi nhánh và các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý khác biết.
3. Cơ quan công tác dân tộc ở địa phương được yêu cầu phối hợp có trách nhiệm:
a) Niêm yết công khai Bảng thông tin về trợ giúp pháp lý tại địa điểm tiếp dân ở trụ sở cơ quan mình;
b) Đặt Hộp tin trợ giúp pháp lý để cấp phát miễn phí tờ gấp pháp luật, mẫu đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý và các tài liệu pháp luật có liên quan về trợ giúp pháp lý tại các địa điểm tiếp dân của cơ quan mình để người có thể tiếp cận khi cần;
c) Chủ động yêu cầu Trung tâm, Chi nhánh để phối hợp thực hiện các hoạt động truyền thông và hướng dẫn về trợ giúp pháp lý.
Như vậy, theo quy định, trường hợp phát hiện người thực hiện trợ giúp pháp lý có hành vi vi phạm pháp luật thì cơ quan công tác dân tộc ở địa phương có trách nhiệm kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật và thông báo cho Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước, Chi nhánh của Trung tâm và các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý khác biết.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.