Người thân của thí sinh dự thi trong năm tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia có được tham gia chấm điểm bài thi hay không?

Người thân của thí sinh dự thi trong năm tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia có được tham gia chấm điểm bài thi hay không? Tổ chức nào thực hiện công tác chấm thi đối với các bài thi tốt nghiệp THPT quốc gia?

Người thân của thí sinh dự thi trong năm tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia có được tham gia chấm điểm bài thi hay không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Quy chế thi tốt nghiệp THPT ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT về tiêu chuẩn, điều kiện đối với những người tham gia tổ chức kỳ thi như sau:

Tiêu chuẩn, điều kiện đối với những người tham gia tổ chức kỳ thi
1. Công chức, viên chức và nhân viên tham gia kỳ thi phải là người:
a) Có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức chấp hành pháp luật và tinh thần trách nhiệm cao;
b) Nắm vững nghiệp vụ làm công tác thi;
c) Không đang trong thời gian bị kỷ luật về Quy chế thi.
2. Những người có vợ, chồng, cha, mẹ, con, anh ruột, chị ruột, em ruột; cha, mẹ, anh ruột, chị ruột, em ruột của vợ hoặc chồng; người giám hộ; người được giám hộ (gọi chung là người thân) dự thi trong năm tổ chức kỳ thi không được tham gia công tác ra đề thi cho kỳ thi và không được tham gia tổ chức thi tại địa phương nơi có người thân dự thi.
3. Ngoài các tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, những người tham gia ra đề thi và chấm thi tự luận phải là người có năng lực chuyên môn tốt.

Như vậy, theo quy định thì người thân của thí sinh dự thi trong năm tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia sẽ không được tham gia chấm điểm các bài thi của kỳ thi và đồng thời cũng không được tham gia công tác ra đề và tổ chức thi tại địa phương nơi thí sinh đó dự thi.

Người thân của thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT quốc gia gồm:

- Vợ, chồng, cha, mẹ, con, anh ruột, chị ruột, em ruột;

- Cha, mẹ, anh ruột, chị ruột, em ruột của vợ hoặc chồng;

- Người giám hộ;

- Người được giám hộ.

Người thân của thí sinh dự thi trong năm tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia có được tham gia chấm điểm bài thi hay không?

Người thân của thí sinh dự thi trong năm tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia có được tham gia chấm điểm bài thi hay không? (Hình từ Internet)

Tổ chức nào thực hiện công tác chấm thi đối với các bài thi tốt nghiệp THPT quốc gia?

Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Quy chế thi tốt nghiệp THPT ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 05/2021/TT-BGDĐT) như sau:

Hội đồng thi
1. Mỗi tỉnh tổ chức một Hội đồng thi, do sở GDĐT chủ trì, để tổ chức thi cho tất cả các thí sinh đăng ký dự thi (ĐKDT) tại tỉnh. Mỗi Hội đồng thi có các Điểm thi để tổ chức khâu coi thi trong kỳ thi.
2. Giám đốc sở GDĐT ra quyết định thành lập Hội đồng thi và các Ban của Hội đồng thi, gồm: Ban Thư ký; Ban in sao đề thi; Ban Vận chuyển và bàn giao đề thi; Ban Coi thi; Ban Làm phách bài thi tự luận; Ban Chấm thi tự luận; Ban Chấm thi trắc nghiệm; Ban Phúc khảo bài thi tự luận; Ban Phúc khảo bài thi trắc nghiệm.
a) Thành phần Hội đồng thi: Chủ tịch là Giám đốc sở GDĐT (hoặc là Phó Giám đốc sở GDĐT trong trường hợp đặc biệt); các Phó Chủ tịch là Phó Giám đốc sở GDĐT, lãnh đạo phòng có chức năng quản lý giáo dục trung học, giáo dục thường xuyên cấp THPT và công tác thi tốt nghiệp THPT thuộc sở GDĐT; các ủy viên là lãnh đạo một số phòng thuộc sở GDĐT và Hiệu trưởng trường phổ thông; trong đó, ủy viên thường trực là lãnh đạo phòng có chức năng quản lý công tác thi tốt nghiệp THPT thuộc sở GDĐT (gọi chung là phòng Quản lý thi);
b) Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng thi: Tiếp nhận các túi/bì đựng đề thi gốc bài thi/môn thi còn nguyên niêm phong của Hội đồng ra đề thi từ Ban Chỉ đạo cấp quốc gia, tổ chức in sao đề thi; phổ biến, hướng dẫn, chỉ đạo tổ chức thực hiện Quy chế thi; coi thi, bảo quản bài thi, làm phách, chấm thi, chấm phúc khảo; thành lập các tổ để thực hiện công việc theo đề nghị của Trưởng các Ban; công bố kết quả thi theo quy định của Quy chế thi; giải đáp thắc mắc và giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến tổ chức kỳ thi; báo cáo kịp thời với Ban Chỉ đạo cấp quốc gia về công tác tổ chức thi của Hội đồng thi; tổ chức việc tiếp nhận và xử lý thông tin, bằng chứng về vi phạm Quy chế thi theo quy định tại Điều 52 Quy chế này; tổng kết công tác tổ chức thi thuộc phạm vi được giao; đề nghị khen thưởng, kỷ luật theo chức năng, quyền hạn theo quy định; thực hiện chế độ báo cáo và chuyển dữ liệu thi về Bộ GDĐT đúng thời hạn quy định; chỉ đạo, xử lý các vấn đề diễn ra tại các Ban của Hội đồng thi theo Quy chế thi; tổ chức bảo quản, bảo đảm an toàn và bảo mật cho đề thi, bài thi và các tài liệu liên quan theo quy định của Quy chế thi; báo cáo Ban Chỉ đạo cấp tỉnh và Ban Chỉ đạo cấp quốc gia để xử lý các tình huống vượt thẩm quyền. Hội đồng thi sử dụng con dấu của sở GDĐT;
...

Như vậy, mỗi tỉnh tổ chức một Hội đồng thi do Giám đốc sở GDĐT ra quyết định thành lập và trong Hội đồng thi có bao gồm: Ban Chấm thi tự luận và Ban Chấm thi trắc nghiệm sẽ là những bộ phận thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến chấm điểm các bài thi tốt nghiệp THPT quốc gia theo quy định.

Thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT quốc gia có thể phúc khảo bài thi trong bao lâu kể từ thời điểm công bố điểm thi?

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 33 Quy chế thi tốt nghiệp THPT ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT như sau:

Phúc khảo bài thi
1. Mọi thí sinh đều có quyền được phúc khảo bài thi; thí sinh nộp đơn phúc khảo tại nơi ĐKDT.
2. Nơi thí sinh ĐKDT nhận đơn phúc khảo của thí sinh trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày công bố điểm thi và chuyển dữ liệu thí sinh có đơn phúc khảo bài thi đến Hội đồng thi. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hết hạn nhận đơn phúc khảo, Hội đồng thi phải công bố và thông báo kết quả phúc khảo cho thí sinh.
3. Trước khi bàn giao bài thi cho các Ban Phúc khảo, Ban Thư ký Hội đồng thi tiến hành các việc sau đây:
a) Tra cứu từ số báo danh để tìm ra số phách bài thi tự luận hoặc phiếu TLTN của thí sinh có đơn phúc khảo; rút bài thi, đối chiếu với Phiếu thu bài để kiểm tra;
b) Tập hợp các bài thi cần phúc khảo theo từng bài thi/môn thi của kỳ thi vào một túi hoặc nhiều túi, ghi rõ số bài thi và số tờ giấy thi của từng bài thi hiện có trong túi;
c) Đối với bài thi tự luận: Bàn giao bài thi của thí sinh có đơn phúc khảo cho Ban Làm phách để làm phách; tiếp nhận bài thi đã được làm phách từ Ban Làm phách và giao cho Ban Phúc khảo bài thi tự luận để chấm phúc khảo;
d) Việc giao nhận bài thi giữa Ban Thư ký Hội đồng thi và Ban Phúc khảo bài thi tự luận thực hiện theo quy định tại Điều 27 Quy chế này; khi bàn giao bài thi trắc nghiệm cần bàn giao Phiếu thu bài thi tương ứng.
...

Theo đó, mọi thí sinh đều có quyền được phúc khảo bài thi và thí sinh nộp đơn phúc khảo tại nơi ĐKDT.

Hiện nay, thí sinh dự thi sau khi thi xong đã có thể kiểm tra và đoán được số điểm các bài thi của bản thân, đặc biệt đối với các bài thi trắc nghiệm thông qua đáp án được cung cấp trên nguồn Internet hay đáp án chính thức từ Bộ GDĐT. Nếu trong trường hợp thí sinh cảm thấy điểm thi lệch cách bất thường so với số điểm mà mình sự đoán thì hoàn toàn có thể được phúc khảo bài thi.

Khi phúc khảo bài thi thí sinh cần lưu ý đến thời hạn phúc khảo là trong vòng 10 ngày kể từ ngày công bố điểm thi.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

441 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào