Người sử dụng ngư cụ bị cấm để khai thác thủy sản có hành vi tấn công người thi hành công vụ sẽ bị phạt bao nhiêu năm tù?

Cho tôi hỏi đối với tội Sử dụng ngư cụ lợp xếp (ngư cụ bị cấm) để khai thác thủy sản thì cá nhân có thể bị phạt bao nhiêu tiền? Trường hợp người vi phạm có hành vi tấn công người thi hành công vụ thì có thể bị phạt bao nhiêu năm tù? Câu hỏi của anh Khang từ Đồng Nai.

Có thể khai thác thủy sản bằng ngư cụ lợp xếp hay không?

Căn cứ Điều 13 Thông tư 19/2018/TT-BNNPTNT quy định về ngư cụ cấm sử dụng khai thác thủy sản như sau:

Nghề, ngư cụ cấm sử dụng khai thác thủy sản
1. Tiêu chí xác định nghề, ngư cụ cấm sử dụng khai thác thủy sản
Nghề, ngư cụ cấm sử dụng khai thác thủy sản được xác định bởi một trong các tiêu chí sau đây:
a) Nghề, ngư cụ gây nguy hại, hủy diệt nguồn lợi thủy sản, môi trường sống của loài thủy sản, hệ sinh thái thủy sinh đã được đánh giá tác động;
b) Nghề, ngư cụ thuộc danh mục cấm theo quy định của tổ chức quản lý nghề cá khu vực mà Việt Nam là thành viên hoặc không phải là thành viên nhưng có hợp tác.
2. Danh mục nghề, ngư cụ cấm sử dụng khai thác thủy sản được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

Dẫn chiếu Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 19/2018/TT-BNNPTNT, khoản 7 Điều 1 Thông tư 01/2022/TT-BNNPTNT quy định như sau:

PHỤ LỤC II
DANH MỤC NGHỀ, NGƯ CỤ CẤM SỬ DỤNG KHAI THÁC THỦY SẢN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
1. Nghề, ngư cụ cấm sử dụng khai thác thủy sản
Nghề, ngư cụ cấm sử dụng khai thác thủy sản
Ghi chú: Nghề lưới kéo khai thác ở vùng nội địa; Nghề chấn; Nghề te, xẻo kết hợp với tàu có gắn động cơ khai thác tại vùng ven bờ, vùng nội địa; Nghề cào đáy bằng khung sắt kết hợp với tàu có gắn động cơ (cào lươn, cào nhuyễn thể, banh lông) khai thác ở vùng nội địa, vùng ven bờ, vùng lộng cấm hoạt động từ ngày 01/01/2023.
...

Theo quy định thì ngư cụ lợp xếp (lồng xếp) thuộc danh mục ngư cụ bị cấm sử dụng để khai thác thủy sản.

Người sử dụng ngư cụ bị cấm để khai thác thủy sản có hành vi tấn công người thi hành công vụ khi bị phát hiện sẽ bị phạt bao nhiêu năm tù?

Người sử dụng ngư cụ bị cấm để khai thác thủy sản có hành vi tấn công người thi hành công vụ sẽ bị phạt bao nhiêu năm tù? (Hình từ Internet)

Sử dụng ngư cụ lợp xếp để khai thác thủy sản thì cá nhân có thể bị phạt bao nhiêu tiền?

Căn cứ Điều 27 Nghị định 42/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sử dụng ngư cụ bị cấm để khai thác thủy sản như sau:

Vi phạm quy định về ngư cụ khai thác thủy sản
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vứt bỏ trái phép ngư cụ xuống vùng nước tự nhiên.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không đánh dấu ngư cụ hoặc đánh dấu ngư cụ không đúng quy định.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng ngư cụ làm cản trở hoặc gây thiệt hại cho tổ chức, cá nhân đang khai thác thủy sản hợp pháp hoặc thả neo tại nơi có ngư cụ của tổ chức, cá nhân đang khai thác thủy sản hợp pháp, trừ trường hợp bất khả kháng.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, mua bán, vận chuyển, tàng trữ ngư cụ cấm sử dụng khai thác thủy sản.
5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng ngư cụ cấm để khai thác thủy sản mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu ngư cụ cấm sử dụng khai thác thủy sản đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng Giấy phép khai thác thủy sản từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 Điều này.

Theo đó, đối với hành vi sử dụng ngư cụ bị cấm để khai thác thủy sản mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì cá nhan vi phạm sẽ bị phạt từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.

Ngoài ra, người vi phạm còn bị tịch thu ngư cụ cấm sử dụng khai thác thủy sản và bị tước quyền sử dụng Giấy phép khai thác thủy sản từ 03 tháng đến 06 tháng.

Người sử dụng ngư cụ bị cấm để khai thác thủy sản có hành vi tấn công người thi hành công vụ khi bị phát hiện sẽ bị phạt bao nhiêu năm tù?

Căn cứ Điều 330 Bộ Luật hình sự 2015 quy định về tội chống đối người thi hành công vụ như sau:

Tội chống người thi hành công vụ
1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội;
d) Gây thiệt hại về tài sản 50.000.000 đồng trở lên;
đ) Tái phạm nguy hiểm.

Như vậy, người sử dụng ngư cụ bị cấm để khai thác thủy sản có hành vi tấn công người thi hành công vụ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Đối với trường hợp phạm tội có tổ chức thì mức truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ từ 02 năm đến 07 năm tù.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,321 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào