Người sử dụng lao động không báo trước cho người lao động về việc cho thôi việc vì lí do thay đổi cơ cấu của công ty thì bị phạt như thế nào?
- Người sử dụng lao động có phải báo trước cho người lao động trong trường hợp cho người lao động thôi việc vì lí do thay đổi cơ cấu của công ty không?
- Người sử dụng lao động không báo trước cho người lao động về việc cho thôi việc vì lí do thay đổi cơ cấu của công ty thì bị phạt như thế nào?
- Người sử dụng lao động có phải trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động khi cho thôi việc vì lí do thay đổi cơ cấu của công ty không?
Người sử dụng lao động có phải báo trước cho người lao động trong trường hợp cho người lao động thôi việc vì lí do thay đổi cơ cấu của công ty không?
Theo khoản 6 Điều 42 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Nghĩa vụ của người sử dụng lao động trong trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế
...
6. Việc cho thôi việc đối với người lao động theo quy định tại Điều này chỉ được tiến hành sau khi đã trao đổi ý kiến với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động là thành viên và thông báo trước 30 ngày cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cho người lao động.
Như vậy, việc người sử dụng lao động cho thôi việc người lao động khi thay đổi cơ cấu công ty chỉ được tiến hành sau khi đã trao đổi ý kiến với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động là thành viên.
Đồng thời, người sử dụng lao động phải báo cho người lao động và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trước 30 ngày kể từ ngày cho thôi việc.
Người sử dụng lao động có phải báo trước cho người lao động trong trường hợp cho người lao động thôi việc vì lí do thay đổi cơ cấu của công ty không? (Hình từ Internet)
Người sử dụng lao động không báo trước cho người lao động về việc cho thôi việc vì lí do thay đổi cơ cấu của công ty thì bị phạt như thế nào?
Theo điểm a khoản 3 Điều 12 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm quy định về sửa đổi, bổ sung, chấm dứt hợp đồng lao động
...
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Cho thôi việc đối với người lao động trong trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế theo một trong các trường hợp sau: không trao đổi ý kiến trước với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động là thành viên; không thông báo trước 30 ngày cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc người lao động;
...
Tiếp đó, theo khoản 3 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Mức phạt tiền, thẩm quyền xử phạt và nguyên tắc áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính nhiều lần
...
3. Tổ chức bị xử phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân trong Nghị định này bao gồm:
a) Cơ quan nhà nước thực hiện hành vi vi phạm, trừ trường hợp thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao;
b) Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam; chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp Việt Nam hoặc doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam;
c) Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
d) Đơn vị sự nghiệp;
đ) Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân;
e) Văn phòng thường trú của cơ quan báo chí nước ngoài, văn phòng đại diện của nhà xuất bản nước ngoài hoặc tổ chức phát hành xuất bản phẩm nước ngoài tại Việt Nam;
g) Cơ quan đại diện các tổ chức quốc tế, tổ chức quốc tế liên Chính phủ, trừ trường hợp được miễn xử phạt vi phạm hành chính theo Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
h) Tổ chức phi chính phủ;
i) Văn phòng đại diện hoạt động không sinh lời tại Việt Nam của tổ chức kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học - kỹ thuật, văn hóa, giáo dục, y tế, tư vấn pháp luật nước ngoài;
k) Cơ sở giáo dục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở y tế, cơ sở văn hóa - xã hội.
...
Đồng thời, theo điểm c khoản 4 Điều 12 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm quy định về sửa đổi, bổ sung, chấm dứt hợp đồng lao động
4. Biện pháp khắc phục hậu quả
...
c) Buộc người sử dụng lao động trả cho người lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động của những ngày không báo trước khi có hành vi vi phạm về thời hạn báo trước quy định tại điểm a khoản 3 Điều này.
Như vậy, người sử dụng lao động không báo trước 30 ngày cho người lao động về việc cho người lao động thôi việc vì lí do thay đổi cơ cấu của công ty thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Tuy nhiên, người sử dụng lao động là tổ chức thì bị phạt gấp đôi mức phạt tiền đối với cá nhân. Do đó, mức phạt tiền trong trường hợp này là từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Ngoài khoản tiền phạt nêu trên thì người sử dụng lao động không báo trước 30 ngày cho người lao động về việc cho người lao động thôi việc vì lí do thay đổi cơ cấu của công ty thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Người sử dụng lao động có phải trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động khi cho thôi việc vì lí do thay đổi cơ cấu của công ty không?
Theo khoản 5 Điều 42 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Nghĩa vụ của người sử dụng lao động trong trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế
...
5. Trong trường hợp người sử dụng lao động không thể giải quyết được việc làm mà phải cho người lao động thôi việc thì phải trả trợ cấp mất việc làm theo quy định tại Điều 47 của Bộ luật này.
...
Dẫn chiếu đến Điều 47 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Trợ cấp mất việc làm
1. Người sử dụng lao động trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên mà bị mất việc làm theo quy định tại khoản 11 Điều 34 của Bộ luật này, cứ mỗi năm làm việc trả 01 tháng tiền lương nhưng ít nhất bằng 02 tháng tiền lương.
2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm.
3. Tiền lương để tính trợ cấp mất việc làm là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi người lao động mất việc làm.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Như vậy, người sử dụng lao động phải trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động khi cho người lao động thôi việc vì lí do thay đổi cơ cấu của công ty nếu người lao động đã làm việc thường xuyên cho người sử dụng lao động từ đủ 12 tháng trở lên. Cứ mỗi năm làm việc trả 01 tháng tiền lương nhưng ít nhất bằng 02 tháng tiền lương.
Thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm.
Tiền lương để tính trợ cấp mất việc làm là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi người lao động mất việc làm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.