Người sử dụng lao động có phải đóng bảo hiểm vào Quỹ bảo hiểm TNLĐ, BNN trong thời gian người lao động được cử đi công tác ở nước ngoài không?
- Người sử dụng lao động có phải đóng bảo hiểm vào Quỹ bảo hiểm TNLĐ, BNN trong thời gian người lao động được cử đi công tác ở nước ngoài không?
- Người lao động nghỉ việc không hưởng lương bao nhiêu ngày thì người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp?
- Người lao động không được hưởng chế độ do Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chi trả trong trường hợp nào?
Người sử dụng lao động có phải đóng bảo hiểm vào Quỹ bảo hiểm TNLĐ, BNN trong thời gian người lao động được cử đi công tác ở nước ngoài không?
Việc tham gia Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định 88/2020/NĐ-CP như sau:
Tham gia Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
1. Người lao động mà được cử đi học tập, thực tập, công tác trong nước và nước ngoài có hưởng tiền lương hoặc nghỉ việc do bị ngừng việc, chờ việc có hưởng tiền lương thì người sử dụng lao động vẫn phải đóng bảo hiểm vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong thời gian đi học tập, thực tập, công tác, ngừng việc, chờ việc.
2. Trường hợp bị tai nạn lao động ngay trong tháng đầu đóng bảo hiểm vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc trong tháng đầu trở lại làm việc đóng bảo hiểm vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau thời gian đóng bảo hiểm gián đoạn do chấm dứt hợp đồng lao động thì người sử dụng lao động phải đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của tháng đó.
...
Như vậy, theo quy định, trường người lao động được cử đi công tác nước ngoài có hưởng tiền lương thì người sử dụng lao động vẫn phải đóng bảo hiểm vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong thời gian đi người lao động đi công tác.
Người sử dụng lao động có phải đóng bảo hiểm vào Quỹ bảo hiểm TNLĐ, BNN trong thời gian người lao động được cử đi công tác ở nước ngoài không? (Hình từ Internet)
Người lao động nghỉ việc không hưởng lương bao nhiêu ngày thì người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp?
Trường hợp người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định 88/2020/NĐ-CP như sau:
Thời gian, tiền lương tháng làm căn cứ tính hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
1. Thời gian làm căn cứ tính hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là tổng thời gian đóng bảo hiểm vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của người lao động, không kể thời gian đóng trùng của các hợp đồng lao động; thời gian đóng bảo hiểm vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nếu không liên tục thì được cộng dồn; thời gian người lao động giữ các chức danh theo quy định tại Nghị định số 09/1998/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 1998 trước ngày 01 tháng 01 năm 1998 mà được tính hưởng bảo hiểm xã hội thì thời gian đó được tính hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
2. Thời gian người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội, thời gian không làm việc hoặc nghỉ việc không hưởng lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì tháng đó người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và tháng đó không được tính là thời gian đóng bảo hiểm vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định nay.
3. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng người sử dụng lao động không phải đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nhưng được tính là thời gian đóng bảo hiểm vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, cụ thể như sau:
...
Như vậy, theo quy định, đối với trường hợp người lao động nghỉ việc không hưởng lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì tháng đó người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Đồng thời, tháng đó cũng không được tính là thời gian đóng bảo hiểm vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Trừ trường hợp người lao động bị tai nạn lao động ngay trong tháng đầu đóng bảo hiểm vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc trong tháng đầu trở lại làm việc đóng bảo hiểm vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau thời gian đóng bảo hiểm gián đoạn do chấm dứt hợp đồng lao động thì người sử dụng lao động phải đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của tháng đó.
Người lao động không được hưởng chế độ do Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chi trả trong trường hợp nào?
Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 45 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 như sau:
Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động
...
2. Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại khoản 1 Điều này;
3. Người lao động không được hưởng chế độ do Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chi trả nếu thuộc một trong các nguyên nhân quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này.
Đồng thời, căn cứ khoản 1 Điều 40 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định thì người lao động không được hưởng chế độ do Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chi trả nếu thuộc một trong các nguyên nhân sau đây:
(1) Do mâu thuẫn của chính nạn nhân với người gây ra tai nạn mà không liên quan đến việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động;
(2) Do người lao động cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân;
(3) Do sử dụng ma túy, chất gây nghiện khác trái với quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.