Người sử dụng đất để đất bị lấn chiếm là loại đất không được chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì có bị thu hồi đất không?
- Người sử dụng đất là người Việt Nam nhưng định cư ở nước ngoài thì có được công nhận quyền sử dụng đất hay không?
- Người sử dụng đất để đất bị lấn chiếm là loại đất không được chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì có bị thu hồi đất không?
- Trình tự, thủ tục thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai được quy định như thế nào?
Người sử dụng đất là người Việt Nam nhưng định cư ở nước ngoài thì có được công nhận quyền sử dụng đất hay không?
>> Mới nhất Tải Luật Đất đai 2024 và các văn bản hướng dẫn thi hành
Căn cứ khoản 3 Điều 3 Nghị định 138/2006/NĐ-CP quy định:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
3. “Người Việt Nam định cư ở nước ngoài” là người có quốc tịch Việt Nam và người gốc Việt Nam đang cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.
Đồng thời, căn cứ khoản 6 Điều 5 Luật Đất đai 2013 quy định như sau:
Người sử dụng đất
Người sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này, bao gồm:
...
6. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về quốc tịch;
7. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gồm doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp Việt Nam mà nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại theo quy định của pháp luật về đầu tư.
Theo đó, người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về quốc tịch thuộc đối tượng được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất theo quy định.
Như vậy, người sử dụng đất là người Việt Nam nhưng định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất
Người sử dụng đất để đất bị lấn chiếm là loại đất không được chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì có bị thu hồi đất không?
Căn cứ Điều 64 Luật Đất đai 2013 quy định:
Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai
1. Các trường hợp thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai bao gồm:
a) Sử dụng đất không đúng mục đích đã được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất và đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi sử dụng đất không đúng mục đích mà tiếp tục vi phạm;
b) Người sử dụng đất cố ý hủy hoại đất;
c) Đất được giao, cho thuê không đúng đối tượng hoặc không đúng thẩm quyền;
d) Đất không được chuyển nhượng, tặng cho theo quy định của Luật này mà nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho;
đ) Đất được Nhà nước giao để quản lý mà để bị lấn, chiếm;
e) Đất không được chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này mà người sử dụng đất do thiếu trách nhiệm để bị lấn, chiếm;
g) Người sử dụng đất không thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà không chấp hành;
h) Đất trồng cây hàng năm không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục; đất trồng cây lâu năm không được sử dụng trong thời hạn 18 tháng liên tục; đất trồng rừng không được sử dụng trong thời hạn 24 tháng liên tục;
...
Theo đó, đất không được chuyển quyền sử dụng đất mà người sử dụng đất do thiếu trách nhiệm để bị lấn, chiếm thì thuộc trường hợp thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai.
Như vậy, theo quy định, người sử dụng đất để đất bị lấn chiếm là loại đất không được chuyển nhượng quyền sử dụng đất do thiếu trách nhiệm thì bị thu hồi đất.
Người sử dụng đất để đất bị lấn chiếm là loại đất không được chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì có bị thu hồi đất không? (Hình từ Internet)
Trình tự, thủ tục thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai được quy định như thế nào?
Theo đó, tại Điều 66 Nghị định 43/2014/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 44 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP quy định trình tự, thủ tục thu hồi đất do vi phạm pháp luật như sau:
(1) Trường hợp vi phạm pháp luật mà phải thu hồi đất, khi hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm lập biên bản về vi phạm hành chính để làm căn cứ quyết định thu hồi đất.
Trường hợp vi phạm pháp luật về đất đai không thuộc trường hợp bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai thì biên bản xác định hành vi vi phạm phải có đại diện của Ủy ban nhân dân cấp xã làm chứng để làm căn cứ quyết định thu hồi đất và được lập theo quy định sau đây:
- Cơ quan tài nguyên và môi trường hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức kiểm tra, thanh tra để xác định hành vi vi phạm quy định tại các điểm c, d, g, h và i khoản 1 Điều 64 của Luật Đất đai 2013.
(2) Trong thời hạn không quá 07 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản, người được giao nhiệm vụ kiểm tra, thanh tra có trách nhiệm gửi biên bản cho cơ quan có thẩm quyền thu hồi đất để chỉ đạo thu hồi đất.
Lưu ý: Cơ quan tài nguyên và môi trường có trách nhiệm thẩm tra, xác minh thực địa khi cần thiết, trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định thu hồi đất.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.